Giáo điều giam hãm kiến thức

Châu Âu kitô giáo không đi theo công trình của Ptolêmê. Thay vào đó, những lãnh tụ Kitô giáo bảo thủ đã dựng một rào cản trước sự tiến bộ trong kiến thức về trái đất. Các nhà địa lý Kitô giáo thời Trung Cổ dồn sức lực của mình vào việc thêu dệt một hình ảnh sắc gọn, thần học, về những điều đã biết hay nghĩ là đã biết. Địa lý không có chỗ trong danh sách “bảy môn khoa học nhân văn” thời Trung Cổ. Nó không vào được trong bốn môn của toán học số. | Giáo điều giam hãm kiến thức Châu Âu kitô giáo không đi theo công trình của Ptolêmê. Thay vào đó những lãnh tụ Kitô giáo bảo thủ đã dựng một rào cản trước sự tiến bộ trong kiến thức về trái đất. Các nhà địa lý Kitô giáo thời Trung Cổ dồn sức lực của mình vào việc thêu dệt một hình ảnh sắc gọn thần học về những điều đã biết hay nghĩ là đã biết. Địa lý không có chỗ trong danh sách bảy môn khoa học nhân văn thời Trung Cổ. Nó không vào được trong bốn môn của toán học số học âm nhạc hình học và thiên văn cũng không hợp với môn nào trong ba môn của khoa lý luận và ngôn ngữ văn phạm biện chứng và tu từ. Không có vị trí của một khoa học độc lập địa lý là một cô nhi trong thế giới tri thức. Nó trở thành một tạp loại kiến thức và giả kiến thức những giáo điều Kinh Thánh những câu chuyện tầm phào những suy luận của triết gia và những tưởng tượng thần thoại. Thuật lại những điều đã xảy ra thì dễ hơn cắt nghĩa thỏa đáng nó xảy ra thế nào và tại sao. Sau khi Ptolêmê chết Kitô giáo chinh phục Đế Quốc Rôma và hầu hết châu Âu. Tiếp theo là hiện tượng toàn châu Âu lãng quên kiến thức gây ảnh hưởng cho châu lục này từ năm 300 đến năm 1300. Trong những thế kỷ này các tín điều Kitô giáo đã đè bẹp hình ảnh hữu ích của thế giới mà những nhà địa lý xưa đã vẽ ra một cách hết sức chậm chạp vất vả và tỉ mỉ. Chúng ta không còn tìm thấy những đường vẽ tỉ mỉ các bờ biển sông ngòi núi non mà Ptolêmê đã vẽ ra trên những sơ đồ dựa trên những dữ liệu thiên văn khá nhất thời đó. Chúng ta không thiếu những bằng chứng về những gì các nhà địa lý Kitô giáo đã suy nghĩ thời đó. Có trên sáu trăm mappae mundi bản đồ thế giới còn sót lại từ thời Trung Cổ. Chúng có đủ kích cỡ - có tấm chỉ bằng 5 cm đường chéo như trong bộ bách khoa của isdore ở Seville thế kỷ 7 có tấm lớn đường kính đến 150 cm như bản đồ ở Nhà Thờ Lớn Hereford năm 1275. Điều đáng nói là khi những bản đồ như thế được vẽ do trí tưởng tượng có rất ít những thay đổi trong các bản đồ của trái đất. Hình dạng chung của những bản đồ này khiến chúng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.