Thấy những cái mắt thường không thể thấy Kính hiển vi bắt đầu tại chỗ kính viễn vọng kết thúc. Thứ nào cho ta cái nhìn to lớn hơn? Victor Hugo, Les Misérables (1862) Không có gì hiển nhiên bằng việc trái đất đứng yên không chuyển động và chúng ta là trung tâm của vũ trụ. Khoa học phương Tây bắt đầu bằng việc phủ nhận tiền đề của nhận thức thông thường này. Việc phủ nhận này phát sinh và là khuôn mẫu đầu tiên của các nghịch lý cao nhất của khoa học và mời gọi. | Những phát hiện về vạn vật và con người Đi vào màn sương nghịch lý Thấy những cái mắt thường không thể thấy Kính hiển vi bắt đầu tại chô kính viên vọng kết thúc. Thứ nào cho ta cái nhìn to lớn hơn Victor Hugo Les Misérables 1862 Không có gì hiển nhiên bằng việc trái đất đứng yên không chuyển động và chúng ta là trung tâm của vũ trụ. Khoa học phương Tây bắt đầu bằng việc phủ nhận tiền đề của nhận thức thông thường này. Việc phủ nhận này phát sinh và là khuôn mẫu đầu tiên của các nghịch lý cao nhất của khoa học và mời gọi chúng ta đi vào một thế giới không thể nhìn thấy. Việc khám phá ra nghịch lý đơn sơ này - rằng trái đất không phải bất động và cũng không phải trung tâm của vũ trụ - sẽ đến đưa con người khám phá ra sự thật phũ phàng của các giác quan. Nhận thức thông thường vốn là nền tảng của đời sống hàng ngày nay không còn phục vụ được cho việc thống trị thế giới. Khi nhận thức khoa học là sản phâm tinh vi của những dụng cụ phức tạp và những phép tính chi li cung cấp cho ta những chân lý không thể chối cãi thì sự vật không còn giống như chúng ta đã thấy nữa. Người Hi Lạp đã triển khai khái niệm trái đất hình cầu với con người sống trên đó trong khi trời ở bên trên là một cái vòm hình cầu quay tròn giữ các ngôi sao và làm chúng chuyển động. Như chúng ta đã thấy tính chất hình cầu của trái đất đã được kinh nghiệm của nhận thức thông thường chứng minh vì các tàu thuyền biến mất dưới đường chân trời. Ớ bên ngoài vòm trời chẳng có gì hết chẳng có không gian cũng chẳng có khoảng trống. Bên trong vòm trời mặt trời quay quanh trái đất theo chu kỳ ngày và năm của nó. Plato đã mô tả việc tạo dựng vũ trụ hai hình cầu này với vẻ mãn nguyện đầy tính thần thoại của ông. Từ đó Ngài đã làm ra thế giới với hình một quả cầu tròn quay với mọi điểm cuối cùng ở mọi hướng cách đều tâm một hình hoàn hảo nhất của giống chính bản thân nó hơn hết mọi hình vì ngài cho rằng cái giống nhau thì vô vàn lần đẹp hơn cái không giống nhau . Trong tác phàm Luận về Bầu Trời Aristote đã khai triển .