Thủy lực là môn khoa học cơ sở ứng dụng nhằm nghiên cứu những qui luật cân bằng, chuyển động của chất lỏng và ứng dụng những qui luật này vào thực tế sản xuất. Phạm vi ứng dụng: Thủy lực học được dùng trong nhiều ngành kỹ thuật như: thủy lợi, giao thông thủy, cơ khí, cấp thoát nước. | Khoa Xáy Dựng Thủy lợi - Thủy điện Bộ môn Cơ Sở Kỹ Thuật Thủy Lợi CHƯƠNG I MỞ ĐẦU FUNDAMENTAL CONCEPTS FLUID PROPERTIES ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. I. Định nghĩa môn học phạm vi ứng dụng II. Đối tượng nghiên cứu III. Phương pháp nghiên cứu môn học NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA CHẤT LỎNG. I. Khối lượng riêng của chất lỏng p II. Trọng lượng riêng của chất lỏng Y III. Tính thay đôi thê tích do áp lực và nhiệt độ 1. Tính thay đôi thê tích do áp lực 2. Tính thay đôi thê tích do nhiệt độ IV. Sức căng bề mặt và hiện tượng mao dẫn V. Tính nhớt VI. Hai loại lực tác dụng lên một thê tích chất lỏng BÀI TẬP CHƯƠNG I Bài giảng thủy lực 1 Trang 1 Khoa Xáy Dựng Thủy lợi - Thủy điện Bộ môn Cơ Sở Kỹ Thuật Thủy Lợi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU FUNDAMENTAL CONCEPTS FLUID PROPERTIES ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Định nghĩa môn học phạm vi ứng dụng Định nghĩa Thủy lực là môn khoa học cơ sở ứng dụng nhằm nghiên cứu những qui luật cân bằng chuyển động của chất lỏng và ứng dụng những qui luật này vào thực tế sản xuất. Phạm vi ứng dụng Thủy lực học được dùng trong nhiều ngành kỹ thuật như thủy lợi giao thông thủy cơ khí cấp thoát nước. II. Đối tượng nghiên cứu Là chất lỏng có tính chất - Tính chảy Do lực liên kết giữa các phần từ chất lỏng yếu nên có tính di động dễ chảy hay nói một cách khác là nó có tính chảy. Thể hiện ở chỗ Các phần tử chuyển động tương đối với nhau chất lỏng không có hình dạng riêng biệt mà phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa chất lỏng. - Tính không nén không dãn được Do khoảng cách giữa các phần tử trong chất lỏng nhỏ so với chất khí nên sinh ra sức dính phân tử rất lớn làm cho thể tích chất lỏng hầu như không đổi khi có sự thay đổi về áp suất nhiệt độ. - Tính liên tục Chất lỏng được xem như môi trường liên tục tức là gồm vô số những phần tử chất lỏng chiếm đầy không gian. Từ đó xây dựng được các phương trình mô tả ở dạng vi phân tích phân. III. Phương pháp nghiên cứu môn học Cơ sở lý luận của môn học .