Nguồn Gốc Địa Danh Sài Gòn Bình Nguyên Lộc Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành “Hòn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrêm Orient), một cái tên đã được thông dụng từ lâu nhưng họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa. | Nguồn Gốc Địa Danh Sài Gòn Bình Nguyên Lộc Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn tên của một thành phố mà qua phong cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành Hòn Ngọc Viễn Đông La perle de l Extrêm Orient một cái tên đã được thông dụng từ lâu nhưng họ và cả ta nữa đều không biết nghĩa. Vì thiếu tài liệu tôi không thể trích dẫn tên của nhà học giả tiên phong đó chỉ biết đại khái các đều sau đây. Ông ấy cho rằng Sài Gòn người Cao Miên chủ đất cũ của miền Nam nước Việt gọi Là Prây Nokor. Prây là Rừng Nokor là Quốc gia. Có thể Sài Gòn do âm của Prây Nokor mà ra chăng Đây chưa hẳn là giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành Gòn lắm. Riêng tôi thì tôi thấy giả thuyết này không đứng vững. Tôi biết cơ cấu của ngôn ngữ Cao Miên tức Cam Bu Chia nó không có khác cơ cấu Việt Ngữ trừ một chi tiết nhỏ. Ta nói ba con cá thì họ nói cá ba con. Theo cơ cấu đó thì Quốc Gia rừng phải là Nokor Prây chớ không thể là Prây Nokor được. Mặt khác người Chàm gọi Sài Gòn của ta là Prây Kor chớ không hề là Prây Nokor. Prây Kor cũng cứ là tiếng Cao Miên mà người chàm vay mượn có nghĩa là Rừng Bò. Có lẽ xưa kia ở đó người ta nuôi bò nhiều trong rừng hoặc là ở đó nhiều bò rừng. Một ông Tây thứ nhì cũng biết cơ cấu ngôn ngữ Cam Bu Chia như tôi xác nhận rằng địa danh phải là Prây Ko hoặc Prây Kor chớ không thế nào mà là Prây Nokor được hết. Rừng quốc gia là cái gì Người Cao Miên xưa đâu có biết khoanh rừng để tạo ra những cái National Forest như người Mỹ ngày nay. Nhưng cũng có đưa vào thuyết một điều mới lạ. Ông ấy cho là Ko hoặc Kor không phải chỉ có nghĩa là Bò mà là có nghĩa là cây gòn một thứ cây có công dụng y hệt như cây gạo của Bắc Việt. Campuchia Ko r Lào Gòn Phù Nam Gòn Nam Kỳ xưa nay Gòn. Và ông ấy kết luận rằng Sài Gòn do Prây Kor biến ra. Prây biến ra Sài thì có thế chấp nhận được nhưng Kor sao không biến ra Cò mà biến ra Gòn. Dịch chăng Khó lòng mà có lý. Nếu dịch thì dịch cả hai từ