Chùa Hà – nốt trầm của bản nhạc đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội

Chùa Hà – nốt trầm của bản nhạc đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội giống như một giai điệu đẹp với nhiều cung bậc khác nhau, có nốt trầm nốt bổng. Những ngôi chùa Hà Nội chính là những nốt trầm của bản nhạc kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Ngoài những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc hay “tứ trấn Thăng Long” thì chùa Hà cũng góp cho thủ đô một nốt nhạc riêng hòa vào giai điệu chung của Thăng Long. | Chùa Hà - nốt trầm của bản nhạc đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội giống như một giai điệu đẹp với nhiều cung bậc khác nhau có nốt trầm nốt bổng. Những ngôi chùa Hà Nội chính là những nốt trầm của bản nhạc kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Ngoài những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Một Cột chùa Trấn Quốc hay tứ trấn Thăng Long thì chùa Hà cũng góp cho thủ đô một nốt nhạc riêng hòa vào giai điệu chung của Thăng Long - Hà Nội. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự cùng với đình Bối Hà lập thành cụm di tích đình - chùa Hà nằm trên mảnh đất trước kia thuộc làng Dịch Vọng huyện Từ Liêm nay thuộc phố Chùa Hà thôn Trung phường Dịch Vọng quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội. Liên quan đến lịch sử hình thành ngôi chùa này có hai truyền thuyết. Theo truyền thuyết thứ nhất chùa có từ thời vua Lý Thánh Tông 1054-1072 . Khi ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa này chính là chùa Hà và do vậy mà chùa mang tên chữ là Thánh Đức tự. Thuyết khác lại nói rằng ngôi chùa này dựng lên từ thời vua Lê Thánh Tông 1460-1497 để nhà vua tỏ lòng biết ơn đối với các đại thần Nguyễn Trãi Nguyễn Xí Đinh Liệt vì đã phế bỏ Nghi Dân và giúp mình lên ngôi vua năm 1460 . Trải qua bao thời kỳ lịch sử chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến đời vua Lê Hy Tông 1675-1705 có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa 1680 . Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Trong kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947 chùa Hà bị giặc phá huỷ chỉ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    22    1    26-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.