Vỏ cơ thể Vỏ ngoài của giáp xác có hàm lượng chất kitin cao và tỷ lệ protein không hoà tan cao so với prôtein hoà tan (actropodin). Do lớp epicuticun không có lớp sáp đặc trưng nên có thể thấm nước dễ dàng. Lớp này có thể ngấm thêm các muối can xi (cácbônat hay phốtphat) ở trạng thái không định hình hay tinh thể nên vỏ rất cứng (tôm, cua). | Đặc điểm cấu tạo vỏ hệ hô hấp hệ tiêu hoá của Giáp xác 1. Vỏ cơ thể Vỏ ngoài của giáp xác có hàm lượng chất kitin cao và tỷ lệ protein không hoà tan cao so với prôtein hoà tan actropodin . Do lớp epicuticun không có lớp sáp đặc trưng nên có thể thấm nước dễ dàng. Lớp này có thể ngấm thêm các muối can xi cácbônat hay phốtphat ở trạng thái không định hình hay tinh thể nên vỏ rất cứng tôm cua . Vỏ giáp của giáp xác sống nổi còn có thêm nhiều lông gai để tăng diện tiếp xúc với nước. Các mấu lồi trong apoderma của vỏ sẽ hình thành nên bộ xương trong làm chỗ bám cho cơ điều khiển các hoạt động của phần phụ. Giáp xác có màu sắc do các sắc tố tạo nên. Lớp sắc tố này có thể nằm trong lớp cuticun hay trong các tế bào mang sắc tố chromatophore . Sắc tố chủ yếu là một hỗn hợp caroten gọi là zooerythrin. Ở giáp xác cao còn có guanin monôaminô - mônôxypurin coi như sắc tố trắng. Sắc tố cyanocristalin quyết định màu lơ của tôm hùm khi bị đun nóng cyanocristalin sẽ biến thành zooerythrin có màu đỏ do vậy khi luộc hay rang của tôm thì chúng chuyển sang màu đỏ tươi . Vo cùa giáp xác ttieo Hickman 2. Hệ hô hấp Mang nằm ở các đôi chân ngực hay chân bụng có dạng tấm hay dạng sợi. Hoạt động hô hấp nhờ dòng nước chảy liên tục qua mang. Ở giáp xác thấp Copepoda Ostracoda. thì không có cơ quan hô hấp riêng biệt. Do cơ thể nhỏ bé lớp cuticun mỏng nên có thể thực hiện trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. 3. Hệ tiêu .