TÌNH HÌNH DIÊN KHÁNH VÀ PHÚ XUÂN

Quách Tấn, Quách Giao Nhà Tây Sơn TÌNH HÌNH DIÊN KHÁNH VÀ PHÚ XUÂN Nguyễn Phúc Ánh rút quân từ Quy Nhơn về Diên Khánh mùa thu năm Quý Sửu (1793). Nhận thấy địa thế Diên Khánh hiểm trở, Nguyễn Phúc Ánh cho xây thành đào hào ở phủ lỵ để làm Tổng hành dinh và cất trại lập xưởng ở dãy núi gần Trường Cá gần cửa bể Nha Trang để đóng tàu bè và giữ mặt bể. | Quách Tấn Quách Giao Nhà Tây Sơn TÌNH HÌNH DIÊN KHÁNH VÀ PHÚ XUÂN Nguyễn Phúc Ánh rút quân từ Quy Nhơn về Diên Khánh mùa thu năm Quý Sửu 1793 . Nhận thấy địa thế Diên Khánh hiểm trở Nguyễn Phúc Ánh cho xây thành đào hào ở phủ lỵ để làm Tổng hành dinh và cất trại lập xưởng ở dãy núi gần Trường Cá gần cửa bể Nha Trang để đóng tàu bè và giữ mặt bể. Thành nằm trên địa phận hai thôn Phú Mỹ và Trường Thạnh. Chung quanh đắp đất chu vi 366 trượng 4 thước cao 8 thước 5 tấc. Trổ 6 cửa ra vào xây gạch kiên cố trên có vọng lâu tứ diện thông phong. Trên thành có đặt súng đại bác ở bốn mặt. Trên dãy núi có trại xưởng ở Nha Trang cũng đặt súng đại bác và có thủy quân đóng. Do đó núi mang tên là núi Xưởng hay núi Trại Thủy 86 . Công việc phòng thủ lo xong Nguyễn Phúc Ánh giao Diên Khánh cho Nguyễn Văn Thành trấn còn mình thì kéo tướng sĩ về Gia Định. Sau đó cho Hoàng tử Cảnh và Giám mục Bá Đa Lộc ra tăng cường. Năm Giáp Dần 1794 Vua Cảnh Thịnh sai Lê Văn Hưng vào đánh Phú Yên và Trần Quang Diệu vào đánh Diên Khánh. Lê Văn Hưng kéo quân đến Cù Mông thì gặp Nguyễn Quang Huy. Nguyễn Quang Huy sau khi bại binh ở Bình Thuận không dám về Quy Nhơn về quê hương ở Phú Yên chiếm cứ một nơi hiểm yếu trong dãy Cù Mông đợi dịp lập công chuộc tội. Khi nghe binh Lê Văn Hưng kéo đánh Phú Yên thì liền đem quân ra hưởng ứng. Lê Văn Hưng vốn đã quen biết Nguyễn Quang Huy từ trước nên vui mừng hợp tác với nhau. Phú Yên được chiếm đóng dễ dàng Lê Văn Hưng để Nguyễn Quang Huy ở lại trấn thủ kéo binh về Phú Xuân. Còn Trần Quang Diệu vào Diên Khánh quân trong thành không dám ra đánh đóng chặt cửa thành cố thủ. Thành kiên cố Trần Quang Diệu không hạ nổi đành bao vây chờ quân trong thành cạn lương thực. Nguyễn Văn Thành cho người lẻn về Gia Định cáo cấp. Nguyễn Phúc Ánh bèn đem đại binh giải vây. Trần Quang Diệu rút quân về. Nguyễn Phúc Ánh thấy quân Tây Sơn còn mạnh và lại đương mùa gió bấc tiến binh không thuận tiện đem Hoàng tử Cảnh và Giám mục Bá Đa Lộc về Gia Định để Võ Tánh ở lại trấn thủ Diên Khánh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.