Cuối cùng, ta hãy nói tới mảng truyện không biết xếp vào bất kỳ một mô hình nào trong các sơ đồ cốt truyện quốc tế cũng như các sơ đồ khu vực, sau khi đã trải qua khâu đối chiếu so sánh nhiều lần. Khâu đối chiếu này chắc chắn còn phải thực hiện tiếp, với nhiều thao tác chi tiết và khoa học hơn nữa. Dù sao trong một chừng mực tương đối, cũng có thể hướng tới một kết luận có nhiều khả năng gần sự thật nhất: đây là nhóm truyện có nguồn gốc không. | NGUÒN GỐC BẢN ĐỊA CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM Cuối cùng ta hãy nói tới mảng truyện không biết xếp vào bất kỳ một mô hình nào trong các sơ đồ cốt truyện quốc tế cũng như các sơ đồ khu vực sau khi đã trải qua khâu đối chiếu so sánh nhiều lần. Khâu đối chiếu này chắc chắn còn phải thực hiện tiếp với nhiều thao tác chi tiết và khoa học hơn nữa. Dù sao trong một chừng mực tương đối cũng có thể hướng tới một kết luận có nhiều khả năng gần sự thật nhất đây là nhóm truyện có nguồn gốc không ở đâu xa mà là từ bản địa. Tính về số lượng trong số 200 truyện chính của cả kho tàng - một kho tàng đã được chọn lọc - nhóm truyện bản địa chiếm 75 khoảng một phần ba tổng số. Chắc chắn nếu đối chiếu nhiều lần nữa con số này sẽ còn ít hơn. Nhưng như thế cũng đã là điều đáng khích lệ đối với chúng ta. Bởi nó là bằng chứng không thể bác bỏ xác nhận sự tồn tại của cái riêng trong cổ tích của một dân tộc trong khi cái chung đã là vấn đề quá hiển nhiên đối với cổ tích học thế giới. Nhưng cái riêng có tính chất định lượng mà ta vừa tìm thấy nói lên được điều gì Mục nhỏ cuối cùng này của bộ sách sẽ không bàn trở lại những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Việt-nam mà chúng tôi đã giải quyết trong toàn bộ Chương IV phần Tổng luận. Sở dĩ chúng tôi muốn xem xét đặc điểm truyện cổ tích Việt-nam khi chưa chia nhỏ chúng ra căn cứ trên kết quả truy tìm nguồn gốc ngoại nhập cũng như nội sinh của từng nhóm vì lẽ nói đến đặc điểm truyện cổ tích là nói đến một loại hình văn xuôi tự sự dân gian như nó vẫn tồn tại cái chung và cái riêng còn nằm lẫn cả ở trong đó gắn bó hòa trộn vào nhau là lực đẩy đồng thời cũng là lực hút của nhau. Và người đọc từ xưa đến nay bao giờ cũng tiếp nhận chúng một cách trọn vẹn như một dòng văn nghệ không phân thứ hạng một cái gì đã được thanh lọc đã vắt qua nguồn cảm xúc và ánh sáng trí tuệ của dân tộc để trở thành tiêu chuẩn cái đẹp của tâm thức Việt-nam. Còn khi đã tách ra theo từng nhóm xuất xứ thì mỗi nhóm không còn đủ tư cách đại diện cho cả loại hình