Như chúng ta biết, lịch sử bộ môn văn học dân gian thế giới phát triển mạnh mẽ chừng khoảng một thế kỷ gần đây đã gợi lên nhiều vấn đề lý thú, làm nổ ra nhiều cuộc tranh luận đến nay hầu như chưa vơi ý nghĩa, đóng lại nhiều hướng tìm tòi đã quá lỗi thời, cũng như mở ra nhiều con đường thuận lợi giúp các nhà cổ tích học nhiều nước xích lại gần nhau về phương pháp, do đó đưa lại nhiều triển vọng trong nhận thức, khám phá ra nhiều điều mới mẻ. | NGUỒN GỐC TRUYỆN CỐ TÍCH VIỆT - NAM Phần 1 Như chúng ta biết lịch sử bộ môn văn học dân gian thế giới phát triển mạnh mẽ chừng khoảng một thế kỷ gần đây đã gợi lên nhiều vấn đề lý thú làm nổ ra nhiều cuộc tranh luận đến nay hầu như chưa vơi ý nghĩa đóng lại nhiều hướng tìm tòi đã quá lỗi thời cũng như mở ra nhiều con đường thuận lợi giúp các nhà cổ tích học nhiều nước xích lại gần nhau về phương pháp do đó đưa lại nhiều triển vọng trong nhận thức khám phá ra nhiều điều mới mẻ của thế giới cổ tích nước mình mà trở về trước tưởng chùng như luôn luôn vẫn là điều bí ẩn. Không kể một thời kỳ khoảng một thế kỷ rưỡi trước đây từ trường phái thần thoại ngữ văn Ấn - Âu ra đời vào những năm nửa đầu thế kỷ XIX mà chủ xướng là hai anh em nhà cổ tích học nổi tiếng người Đức Grim 1 qua trường phái Ấn-độ 2 rồi trường phái nhân chủng học 3 cho đến trường phái địa lý học lịch sử xuất hiện ở Phần-lan Finlande vào đầu thế kỷ này 4 thì vấn đề nghiên cứu các loại hình tự sự dân gian trong đó có cổ tích quả thực đã phá vỡ được hàng rào quốc gia chật hẹp để trở thành một vấn đề có ý nghĩa và phạm vi quốc tế. Mặc dầu không thể không cảnh giác trước bao nhiêu ý kiến lệch lạc của các trường phái này trong đó có những thiên kiến hẹp hòi thậm chí có lúc có người đã sa đà vào chủ nghĩa chủng tộc người ta vẫn không kém ngạc nhiên trước vô số thành tựu cụ thể mà các trường phái nói trên đã tổng hợp được. Nó cho phép gạn lọc để đi dẫn tới một phương pháp thực sự đúng đắn qua đó có thể nhìn nhận truyện tự sự dân gian của mọi dân tộc như là một di sản tinh thần thống nhất với những đặc trưng thống nhất về tư tưởng cũng như loại hình. Việc vạch ra một nguồn gốc chung của truyện cổ dân gian một số nước Đông Tây chẳng hạn nguồn gốc A-ri-an Aryens 5 trong trường phái thần thoại học hay nguồn gốc Ấn-độ trong trường phái Ấn-độ học tuy rằng chứa đựng không ít sai lầm về mặt quan điểm và nếu cứ nhắm mắt tin theo thì vô tình sẽ ảnh hưởng đến việc nhận thức đúng đắn tiến trình vận động của loại hình tự sự .