Người đầu tiên đứng lên mở đường cho phong trào là Khổng Tử[1], và ta có thể nói rằng bình minh của triết học Trung Hoa xuất hiện ở nước Lỗ. Trước ông, trong số các nhà quý tộc, các khanh, đại phu, cũng đã có nhiều vị bác học, như Lỗ có Liễu Hạ Huệ, Tấn có Thúc Hướng, Trịnh có Tử Sản, Tề có Án Tử; nhưng họ giàu sang, lại chấp chính, có phương tiện thực hiện lý tưởng của mình nên không cần phải viết sách, mà cũng không có thì giờ để viết, nên không. | Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa BÌNH MINH XUẤT HIỆN KHỔNG TỬ Người đầu tiên đứng lên mở đường cho phong trào là Khổng Tử 1 và ta có thể nói rằng bình minh của triết học Trung Hoa xuất hiện ở nước Lỗ. Trước ông trong số các nhà quý tộc các khanh đại phu cũng đã có nhiều vị bác học như Lỗ có Liễu Hạ Huệ Tấn có Thúc Hướng Trịnh có Tử Sản Tề có Án Tử nhưng họ giàu sang lại chấp chính có phương tiện thực hiện lý tưởng của mình nên không cần phải viết sách mà cũng không có thì giờ để viết nên không lưu lại được một học thuyết có hệ thống. Khổng Tử vì là dòng dõi quý tộc nên được học từ hồi nhỏ lớn lên có một chủ trương một cái đạo mà không có dịp thực hành - 51 tuổi mới được vua Lỗ dùng trong bốn năm năm thôi - nên mới có thì giờ dạy học viết sách lập thành một phái. Lỗ ở gần Chu mà Lỗ vẫn tôn Chu theo lễ của Chu Tả truyện chép Lễ nhà Chu Lỗ còn giữ hết Chu Lễ tận tạn Lỗ Ĩ 2Ị . Khổng Tử sinh ở Lỗ nên biết rõ Chu lễ và thích Chu lễ do đó có khuynh hướng tôn Chu thủ cựu. Ông thủ cựu có lẽ còn vì hai lý do nữa 1. Bẩm tính ông ôn hoà nghiêm cẩn cho nên đã thích tế lễ ngay từ hồi nhỏ tương truyền khi chơi với trẻ hay bày đồ cúng tế lớn lên đến Lạc Ấp kinh đô của Đông Chu để khảo sát tường tận về tế lễ 2. Thời đại của ông tương đối không loạn bằng các thời sau các vua chư hầu chắc còn hơi trọng nhà Chu cho nên ông dễ tin rằng chủ trương tôn Chu của ông có thể thức hiện được. Ông muốn thuyết phục các chư hầu theo văn hóa của Chu. Ông bảo Như có người dùng ta thì ta sẽ làm cho Đông Chu thịnh lên chăng Như hữu dụng ngã giả ngô kỳ vi Đông Chu hồ 3 - Dương Hoá . Có lần ông than thở Đã lâu quá ta không lại nằm mộng thấy Chu Công . Cửu hĩ ngô bất phục mộng kiến Chu Công. 4 - Thuật nhi . Tôn Chu là trọng chế độ tôn ti thời phong kiến là mong quyền hành lại được tập trung như trước cho xã hội có trật tự khỏi loạn lạc. Tuy nhiên ông không hoàn toàn thủ cựu mà có nhiều tư tưởng canh tân. Ông tự bảo là thuật nhi bất tác . Chữ thuật đó không có nghĩa là truyền cổ .