Sự kiện Huyền Trân Công chúa Năm 1225, nhà Trần thay nhà Lý. Lợi dụng thời gian ban đầu của triều đại mới gặp nhiều khó khăn nội bộ, Champa lại ra quấy nhiễu và đòi lại ba châu đã cắt nhượng là Bố Chính, Ðịa Lý, Ma Linh. Ðến năm 1251, vua Trần Thái Tông phải thân chinh, bắt được Vương phi Bố Da La, nhiều thần thiếp và quan lại, quân dân đem về. Sau đó, vua Champa sai sứ sang cống, hai bên trở lại hòa hảo. Vua Champa bấy giờ có lẽ là Jaya Indravarman V. | Sự kiện Huyền Trân Công chúa Năm 1225 nhà Trần thay nhà Lý. Lợi dụng thời gian ban đầu của triều đại mới gặp nhiều khó khăn nội bộ Champa lại ra quấy nhiễu và đòi lại ba châu đã cắt nhượng là Bố Chính Địa Lý Ma Linh. Đến năm 1251 vua Trần Thái Tông phải thân chinh bắt được Vương phi Bố Da La nhiều thần thiếp và quan lại quân dân đem về. Sau đó vua Champa sai sứ sang cống hai bên trở lại hòa hảo. Vua Champa bấy giờ có lẽ là Jaya Indravarman V 1257- 1284 . Ông này cùng với con- thái tử Harijit- đã kiên quyết chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông góp phần với nhân dân Đại Việt giữ vững nền độc lập. Câu chuyện tiếp theo thuộc triều Vua Nhân Tông và Anh Tông nhà Trần ở nước ta. Vua Nhân Tông húy Khâm sinh ngày 11 tháng Mười năm Mậu Ngọ 7 11 1258 lên ngôi năm Mậu Dần 1278 có công tổ chức đánh tan cuộc xâm lược cuối cùng của Nguyên Mông. Ông tốn vị năm 1293 rồi lên ẩn tu tại am Ngọa Vân núi Yên Tử năm 1299 pháp hiệu Hương Vân đại đầu đà khai sáng thiền phái Trúc Lâm được tôn xưng là Điều Ngự Gíac Hoàng tịch ngày 3 tháng Mười Một Mậu Thân 6 12 1308 để lại nhiều tác phẩm trong đó Khóa hư lục nổi tiếng nhất. Con trưởng ông là Trần Thuyên tức Anh Tông sinh ngày 17 tháng Chín Bính Tý 25 10 1276 lên ngôi ngày 9 tháng Ba Qúy Tỵ 16 4 1393 và sẽ tốn vị ngày 18 tháng Ba Gíap Dần 3 4 1314 mất ngày 16 tháng Ba Canh Thân 24 4 1320 sau khi sai đốt hết các tác phẩm của mình nay chỉ còn sót lại một số bài thơ chép trong các tuyển tập. Bấy giờ đế quốc Nguyên Mông đang bành trướng thế lực ra khắp Châu á châu Âu đánh bật nhà Tống xuống miền đông nam Trung quốc Hốt Tất Liệt muốn sử dụng Đại Việt làm gọng kềm thứ hai sai sứ sang vừa đe dọa vừa dỗ dành. Nhà Trần khôn khéo dùng biện pháp ngọai giao mềm dẻo nhưng kiên quyết để kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng. Giữa lúc ấy Hốt Tất Liệt tổ chức một đạo thủy quân sai Toa Đô chỉ huy vượt biển đánh vào Champa để tạo áp lực và hình thành một mũi tấn công ra Đại Việt. Toa Đô xuất phát từ Qủang Châu 12 1282 đổ bộ ở cửa Thi Nại gọi tắt của Thi