Tại sao uống rượu gây đỏ mặt và nguy cơ ung thư thực quản

Một “hội chứng” khá phổ biến ở người Việt là sau khi uống vài li rượu, thậm chí chỉ một vài hớp rượu, thì mặt nóng bừng và biến sang màu đỏ; ở một số người khác, mặt chẳng những đỏ, mà còn dễ bị ói mửa. Nhờ di truyền học, ngày nay chúng ta biết được “thủ phạm” của hội chứng này trong một gien có tên là ALDH2. Một nghiên cứu mới nhất cho thấy những người với hội chứng đỏ mặt khi uống rượu cũng chính là những người có nguy cơ mắc bệnh thực quản. | Tại sao uông rượu gây đỏ mặt và nguy cơ ung thư thực quản Một hội chứng khá phổ biến ở người Việt là sau khi uống vài li rượu thậm chí chỉ một vài hớp rượu thì mặt nóng bừng và biến sang màu đỏ ở một số người khác mặt chẳng những đỏ mà còn dễ bị ói mửa. Nhờ di truyền học ngày nay chúng ta biết được thủ phạm của hội chứng này trong một gien có tên là ALDH2. Một nghiên cứu mới nhất cho thấy những người với hội chứng đỏ mặt khi uống rượu cũng chính là những người có nguy cơ mắc bệnh thực quản cao. Hội chứng mặt đỏ ửng khi uống rượu phải của một thanh niên 22 tuổi. Nguồn PLoS Medicine. Quá trình chuyển hóa của rượu trong cơ thể Một đặc điểm thường hay thấy ở một số người khi uống rượu hay bia thì mặt trở nên đỏ ửng. Trong khoa học có người gọi hội chứng này là Asian Flush vì phần lớn nạn nhân là người Á châu. Để hiểu nguyên nhân của hội chứng này chúng ta cần phải biết qua cơ chế sinh học đằng sau của sự chuyển hóa rượu trong cơ thể. Rượu chứa chất ethanol. Khi uống rượu cơ thể chúng ta tiếp thu chất ethanol và trải qua hai bước chuyển hóa trong gan. Bước thứ nhất enzyme ADH chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Bước thứ hai enzyme ALDH2 chuyển hóa acetaldehyde thành acetate hay nói nôm na là axít axetic mà chúng ta thấy trong dấm. Thật ra acetate còn được chuyển hóa một lần nữa nhưng ở ngoài gan và chúng ta sẽ không quan tâm ở đây. Trong ba hoạt chất ethanol acetaldehyde và acetate acetaldehyde được xem là độc hại nhất vì nó có khả năng gây đột biến DNA và ung thư. Mức độ độc hại của ethanol thường thấp và acetate thì tương đối vô hại. Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây ra tình trạng nóng bừng ói mửa và ở một số người thì nhịp tim đập nhanh. Chính acetaldehyde cũng là thủ phạm của những dư hưởng như nhức đầu vào buổi sáng sau khi uống rượu trong đêm trước. Vai trò của gien ALDH2 Nhiều nghiên cứu trong vòng 2 thập niên qua cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quan trọng về ảnh hưởng của gien đến tửu lượng của từng cá nhân. Nói ngắn gọn quá trình chuyển hóa từ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.