Thuốc trợ tim được hiểu đơn giản là các thuốc làm tăng lực co bóp của cơ tim, dùng trong các trường hợp suy tim. Các thuốc loại này được chia làm hai nhóm chính: thuốc trợ tim không phải glucosid và thuốc trợ tim glucosid, trong đó digoxin là loại thuốc trợ tim tiêu biểu thường được các thầy thuốc sử dụng nhiều nhất trong lâm sàng. Tác dụng của digoxin Digoxin làm tăng sức co bóp của cơ tim gián tiếp thông qua việc ức chế men natri - kali - adenosine triphosphatase (Na+ - K+ -. | Hiểu rõ hơn về thuốc trợ tim digoxin Thuốc trợ tim được hiểu đơn giản là các thuốc làm tăng lực co bóp của cơ tim dùng trong các trường hợp suy tim. Các thuốc loại này được chia làm hai nhóm chính thuốc trợ tim không phải glucosid và thuốc trợ tim glucosid trong đó digoxin là loại thuốc trợ tim tiêu biểu thường được các thầy thuốc sử dụng nhiều nhất trong lâm sàng. Tác dụng của digoxin Digoxin làm tăng sức co bóp của cơ tim gián tiếp thông qua việc ức chế men natri - kali - adenosine triphosphatase Na - K - ATPase của bơm ion ở màng tế bào cơ tim từ đó cản trở việc ion Na thoát ra ngoài màng tế bào. Do sự ức chế này làm cho nồng độ Na trong tế bào tăng cao vì vậy sự vận chuyển Na Ca qua màng tế bào cũng bị thay đổi làm tăng nồng độ Ca trong tế bào cơ tim từ đó thúc đẩy các sợi cơ tim tăng cường co bóp. Mặt khác digoxin còn tác động trên hệ thống thần kinh tự động của tim làm giảm nhịp tim và giảm tốc độ dẫn truyền nhĩ - thất. Ngoài ra digoxin còn làm tăng trương lực hệ phó giao cảm và làm giảm hoạt tính của hệ giao cảm. Thuốc được dùng dưới dạng uống viên nén viên nang. hoặc tiêm. Ở dạng uống phần lớn digoxin được hấp thu ở ruột non sau đó sẽ được phân phối tiếp tại một số mô. Nồng độ thuốc thường được tập trung chủ yếu ở thận tim gan tuyến thượng thận ống tiêu hóa. được chuyển hóa chủ yếu tại gan. Phần lớn digoxin được thải trừ qua đường nước tiểu chỉ có 1 phần khoảng 25 được thải trừ qua đường phân. Ở người lớn với chức năng gan thận bình thường thì thời gian bán hủy trung bình của digoxin theo đường uống là 36 giờ. Khoảng cách giữa nồng độ điều trị và nồng độ ngộ độc là rất hẹp nên rất dễ xảy ra ngộ độc thuốc. Trước đây người ta hay dùng bắt đầu bằng liều tấn công sau đó chuyển sang liều duy trì nhưng nay người ta thường không còn dùng liều tấn công với một lượng thuốc lớn trong một thời gian ngắn như trên vì cách này rất dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Trong đa số các trường hợp các thầy thuốc thường bắt đầu ngay bằng liều duy trì để đạt dần tới liều có hiệu .