Vai trò văn hóa kinh doanh

Văn hóa doanh nghiệp là phương thức phát triển kinh doanh bền vững Hoạt đông kinh doanh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau, trong đó động cơ kiếm được nhiều | Khi bước vào cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh được Nhà nước khuyến khích, một số thương nhân giàu lên nhanh chóng. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi thành công trên thương trường. Thực tế này đã làm đảo lộn những quan niệm truyền thống, tôn ti, trật tự cũng không còn được coi trọng như trước vì kinh nghiệm của lớp người đi trước bị cho là không còn phù hợp với hoàn cảnh mới. Sự khủng hoảng này là tất yếu khi chúng ta từ mô hình kinh tế nông nghiệp, tự cung, tự cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, điều đáng nói là, trong khi những giá trị tinh thần cũ bị chê bỏ, thì chưa có những giá trị tinh thần mới để lấp vào chỗ trống đó. Vì thế, trong xã hội, điều tốt và điều xấu nhiều khi lẫn lộn, con người Việt Nam bị chao đảo, thiếu chuẩn mực để hướng tới. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến văn hoá kinh doanh Việt Nam. Xuất phát từ thực tế là nhiều doanh nghiệp thành công không phải bằng con đường làm ăn chân chính, đã làm một số doanh nhân mất lòng tin, mặt khác, môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa ổn định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn nghiêm chỉnh. Điều này nảy sinh tư tưởng làm ăn gian dối, đánh quả, chụp giật. trong các doanh nhân, thậm chí còn có quan niệm rằng, ở Việt Nam chỉ có làm ăn lắt léo mới có thể trụ được trên thương trường. Cách nghĩ như vậy, về lâu dài sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến nền tảng đạo đức xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.