Em hiện đang là sinh viên năm thứ nhất khoa CNTT, năm nay 19 tuổi. Mới học Đại học được gần một năm, thời gian ngồi trước máy tính chưa thật nhiều nhưng em cảm thấy rất lo khi mắt em yếu đi nhanh! Em bị cận thị,độ cận của em hồi cấp 2 và cấp 3 tăng chậm, nhưng hiện nay tăng quá nhanh, chỉ trong có 6 tháng mà tăng lên diop! Mắt em bị cận lệch, mắt phải , mắt trái . | Bị cận thi làm gì để không bị J w Ấ 1 r 1 tăng sô kính Em hiện đang là sinh viên năm thứ nhất khoa CNTT năm nay 19 tuổi. Mới học Đại học được gần một năm thời gian ngồi trước máy tính chưa thật nhiều nhưng em cảm thấy rất lo khi mắt em yếu đi nhanh Em bị cận thị độ cận của em hồi cấp 2 và cấp 3 tăng chậm nhưng hiện nay tăng quá nhanh chỉ trong có 6 tháng mà tăng lên diop Mắt em bị cận lệch mắt phải mắt trái . Mà nghề nghiệp của em sau này chắc chắn em sẽ phải làm việc nhiều bên máy tính Xin quý báo giúp em tìm ra cách học nghỉ ngơi và sử dụng máy tính thế nào cho hợp lý giúp bảo vệ mắt. Em xin chân thành cám ơn Trường hợp của em là do sử dụng mắt nhìn gần quá nhiều không được nghỉ ngơi hợp lý. Em nên tuân theo các chỉ dẫn sau - Hàng ngày làm việc bằng máy tính không quá lâu mỗi lần chỉ nên 1 giờ sau đó cần được nghỉ ngơI làm các việc khác - Khi nghỉ em có thể để mắt nhìn xa nhìn về chân trời chảng hạn mỗi ngày tập nhìn xa khoảng 15-30 phút và xoa nhẹ mắt nhiều lần - Không nằm đọc sách và nằm xem ti vi - Bàn học cần có đủ ánh sáng bóng đèn tốt nhất là khoảng 40-60W - Mỗi ngày nên bố trí làm việc hoặc đI dạo ngoài trời 1-2 giờ. - Có một số thuốc có thể làm giảm điều tiết của mắt như thuốc tra mắt Freetence Unina Daigaku Correcton Pinkle Computer Eyê Drop. mỗi ngày nên tra 2 mắt 3-4 lần. Ngoài ra có một số thuốc để tăng cường dinh dưỡng cho mắt tốt cho những người bị cận thị như Tobicom Vidocom Vitamin A E B1 C có thể được dùng để uống thêm hàng này theo chỉ dẫn của bác sỹ. - Cuối cùng để được đeo kính đúng số và theo dõi đề phòng các biến chứng của cận thị có thể gây mù loà như đục dịch kính bong võng mạc em cần phải đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa mắt của tỉnh hoặc thành phố nơi có các bác sỹ chuyên khoa mắt làm việc và có đủ các trang thiết bị cần thiết để khám và chẩn đoán chính xác. Em cần đeo kính đúng số theo sự chỉ dẫn của các bác sỹ. Chúc em mạnh khoẻ học tập tốt và chăm sóc bảo vệ đôi mắt - cửa sổ tâm hồn của mình.