“Sự bằng lòng với thành tựu là thách thức lớn nhất”

“Chính sự bằng lòng với những thành tựu đã đạt được và triển vọng kinh tế tích cực lại là thách thức lớn nhất mà Việt Nam có thể phải đối mặt”. Đó là góc nhìn đáng suy nghĩ từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, do Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á (Singapore) hợp tác với Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện dưới sự chỉ đạo nội dung của GS. . | Sự bằng lòng với thành tựu là thách thức lớn nhất Chính sự bằng lòng với những thành tựu đã đạt được và triển vọng kinh tế tích cực lại là thách thức lớn nhất mà Việt Nam có thể phải đối mặt . Đó là góc nhìn đáng suy nghĩ từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 do Học viện Năng lực cạnh tranh Châu Á Singapore hợp tác với Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương CIEM thực hiện dưới sự chỉ đạo nội dung của GS. Michael Porter - chuyên gia uy tín trong lĩnh vực cạnh tranh tới từ Trường kinh doanh Harvard -được công bố ngày 30 11. Phân tích cơ cấu kinh tế Việt Nam các hạn chế của mô hình tăng trưởng và kiến nghị các giải pháp bản báo cáo được thực hiện lần đầu tiên này cho thấy Việt Nam đang cần những thay đổi căn bản để dẫn hướng nền kinh tế sang một giai đoạn phát triển mới. Dư địa tăng trưởng cao không còn nhiều Đi từ những vấn đề căn bản nhất Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 mở đầu bằng việc phân tích các yếu tố cấu thành tăng trưởng dựa trên hàm sản xuất bao gồm vốn lao động năng suất các nhân tố tổng hợp TFP . Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư mà thiếu lực đẩy từ nhân tố lao động và TFP những nội lực tạo nên sức cạnh tranh của nhiều nước phát triển và đang phát triển khác. Số liệu thống kê thời kỳ 2006-2010 chỉ ra rằng tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP luôn ở mức trên 40 cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp mới có cùng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư lại chưa phát huy rõ rệt đến đời sống kinh tế xã hội. Từ chính sự bành trướng của yếu tố vốn đầu tư tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng của lao động và TFP trong giai đoạn 5-10 năm gần đây thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-1998. Các phân tích về tăng trưởng năng suất đo bằng bình quân GDP trên số lao động cũng cho kết quả tương tự. Theo báo cáo tăng trưởng năng suất trong giai đoạn vừa qua chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế biến thâm dụng vốn. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
39    87    1    01-07-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.