Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc thời trung đại, chẳng những sáng tác hết sức dồi dào mà quan niệm về văn học cũng có nhiều điều mới mẻ so với thời đại của ông. | Kiến thức lớp 11 Cao Bá Quát-phần 4 Đôi điều về quan niệm văn học của Cao Bá Quát Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc thời trung đại chẳng những sáng tác hết sức dồi dào mà quan niệm về văn học cũng có nhiều điều mới mẻ so với thời đại của ông. Trong điều kiện tư liệu còn hạn chế tập 2 Toàn tập Cao Bá Quát chưa xuất bản chúng tôi xin đưa ra đôi điều nhận xét sơ bộ. Trước hết là quan niệm của ông về mối quan hệ giữa văn chương và quốc ngữ. Quốc ngữ là tiếng nói của dân tộc còn văn chương là ngôn từ nghệ thuật văn học hai phạm vi khác nhau. Nói về quốc ngữ quan điểm của Cao Bá Quát thực rõ ràng. Ông viết Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được truyện Hoa tiên và Kim Vân Kiều không Không bỏ được. Ôi người xưa đã đem tâm chí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp cốt để chắp lòng nối cánh cho văn chương của ta mà lại coi thường được sao 1 . Quốc ngữ không thể bỏ. Quốc ngữ lại được trau chuốt làm nền tảng cho văn chương nước nhà như Hoa tiên Kim Vân Kiều là điều không thể phủ nhận không ai phủ nhận. Vậy có thể lấy quốc ngữ làm văn chương được không Câu trả lời tưởng đã có từ thời Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm rồi ai ngờ bây giờ lại được đặt ra lại. Quan điểm của Cao Bá Quát hình như còn có chỗ chưa dứt khoát. Một mặt ông thận trọng suy nghĩ Than ôi lấy quốc ngữ làm văn chương thì ta chưa dám nhưng lấy văn chương mà coi quốc ngữ thì ta có phần tán thành. Ông chưa dám lấy quốc ngữ làm văn chương Nhưng mặt khác ông đã thấy quá trình văn Nôm phát triển Nước ta từ sau Hàn Thuyên các tác gia mọc lên như rừng Ôn Như Hầu làm thơ cổ khuôn mẫu ngang với Thiếu Lăng Bằng quận công 2 đặt điệu cung từ giong ruỗi không nhường Hán Nguỵ đến như văn hay của truyện khúc nay ta đã được thấy Hoa Tiên và Kim Vân Kiều. Như vậy chỉ coi quốc ngữ là quốc ngữ thì hai cuốn truyện này không có cũng được nhưng nếu phải cần tiến lên tìm cách làm cho rõ thế nào là văn chương của ta thì các bạn cùng yêu văn với ta nghĩ sao đây thì có vẻ như ông còn lưỡng lự.