Liên quan đến buổi chiều, ca dao có nhiều cấu trúc phổ biến như: chiều chiều, chiều hôm, chiều nay. “Chiều” là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang trạng thái tĩnh, hay gợi buồn. | Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam -phần17 Chiều chiều - nỗi nhớ trong ca dao Liên quan đến buổi chiều ca dao có nhiều cấu trúc phổ biến như chiều chiều chiều hôm chiều nay. Chiều là khoảng thời gian gần tối trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống mang trạng thái tĩnh hay gợi buồn. Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày là thời điểm của gặp gỡ đoàn tụ trở về con chim dáo dát bay về tổ thủy triều cũng vội vã về với biển con người cũng trở về với mái ấm chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình . Ấy vậy mà vào thời điểm ấy các chàng trai cô gái cô đơn xa cách người thương còn người phụ nữ lấy chồng xa quê thì bơ vơ nơi đất khách quê người. Vì vậy khi câu hát của họ vang lên là cả một khoảng trời nhớ thương nhức buốt là những khoảng trống vô hình là những lời tâm sự thiết tha chân tình. Đây là lời của cô con gái nhớ mẹ Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Chiều chiều Nốt nhạc đã dạo đầu cho một môtíp gợi buồn. Đằng sau nốt nhạc ấy hiện lên chân dung một cô gái với một nỗi buồn khắc khoải. Nỗi buồn của một cô gái mới về nhà chồng còn lạ lẫm chưa quen trong lòng cồn cào bao nỗi nhớ về gia đình cha mẹ và những kỷ niệm đẹp. Thế là chiều nào cũng vậy cô lén ra ngõ sau nhà nơi ít người lại qua ít ai để ý ở đó cô có thể tránh mọi con mắt dò xét để thả hồn qua những nỗi nhớ để trông về quê mẹ . Mà có xa xôi gì cho cam. Có khi chỉ cách có một quãng đồng mà hóa ngàn dặm tít mù bởi một lẽ thời phong kiến người con gái có chồng là đóng khung cuộc đời mình ở nhà chồng. Bài ca dao mở ra là chiều chiều khép lại là chín chiều như đóng chặt tất cả những con đường mà cô có thể về với mẹ. Thật xót xa cho thân phận những người phụ nữ thời phong kiến. Ở một lời ca khác nỗi nhớ đã trở thành nỗi đau tột cùng khi .