Trong sinh hoạt văn học dân gian, có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát, trong đó tiêu biểu nhất là việc diễn xướng ca dao, dân ca. Ðể chỉ lĩnh vực ca hát dân gian, nhân dân sử dụng các từ: ca, hò, ví, lý, hát giao duyên, hát đối, hát huê tình . | Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam -phần25 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CA DAO 1 .Thuật ngữ và khái niệm Trong sinh hoạt văn học dân gian có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát trong đó tiêu biểu nhất là việc diễn xướng ca dao dân ca. Để chỉ lĩnh vực ca hát dân gian nhân dân sử dụng các từ ca hò ví lý hát giao duyên hát đối hát huê tình . Giới nghiên cứu các nhà nho sưu tầm biên soạn gọi những câu hát dân gian là phong sử phong dao ca dao dân ca thơ ca dân gian thơ ca truyền miệng dân gian thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao là thuật ngữ Hán Việt. Theo từ nguyên ca là bài hát có chương khúc giai điệu dao là bài hát ngắn không có giai điệu chương khúc. Sách Trung Quốc ca dao ca là bài hát có hòa với nhạc dao là lời của bài hát đó. Theo Lịch sử văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc sáng tác bằng thể văn vần dân tộc thường là lục bát để miêu tả tự sự ngụ ý và diễn đạt tình cảm. Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc. Thông thường sự phân biệt giữa ca dao và dân ca là ở chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian còn nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu những thể thức hát nhất định. -Một đàn có trắng bay tung Bên nam bên nữ ta cùng cất lên. Cất lên một tiếng linh đình Cho loan sánh phượng cho mình sánh ta. Hát trống quân . --Trên trời có đám may xanh Chính giữa mây trắng chung quanh mây vàng. Ơi là tình phụ tình .