Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX – không chỉ nổi tiếng với “Truyện Kiều” mà ông còn là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán điêu luyện. | Kiến thức lớp 10 Độc Tiểu Thanh Ký -Nguyễn Du-phần 7 VÁN ĐỀ 1. Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX - không chỉ nổi tiếng với Truyện Kiều mà ông còn là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán điêu luyện. 2. Thanh Hiên thi tập là những sáng tác bằng chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Nguyễn Du với thân phận con người - nạn nhân của chế độ phong kiến. 3. Trong đó Đọc Tiểu Thanh ký là một trong những sáng tác đưọc nhiều người biết đến thể hiện sâu sắc tư tưởng Nguyễn Du và làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ. II. GIẢI QUYẾT VÁN ĐỀ A. Định hướng phân tích 1. Độc Tiểu Thanh ký có nghĩa là độc tập Tiểu Thanh ký của nàng Tiểu Thanh. Đó là người con gái có thật sống cách Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh Trung Hoa . Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì làm lẽ nên bị vợ cả ghen đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Buồn rầu nàng sinh bệnh chết và để lại tập thơ. Nhưng vợ cả vẫn ghen nên đốt tập thơ chĩ còn lại một số bài thơ tập hợp trong phần dư . Bản thân cuộc đời Tiểu Thanh cũng đã để lại niềm thuơng cảm sâu sắc cho Nguyễn Du. 2. Cảm hứng xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Nguyễn Du khóc người cũng để tự thương mình. Dù là cảm xúc về một cuộc đời bất hạnh đã cách ba trăm năm nhưng thực chất cũng là tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc. B. Chi tiết 1. Hai câu đề Hai câu mở đầu của bài thơ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nhà thơ trong giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ thư Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn a Hai câu thơ dịch đã thoát ý nguyên tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích của câu thơ chữ Hán. Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Cách diễn đạt vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tưọng trưng.