Bị bán vào nhà chứa của mụ Tú Bà. Thúy Kiều rút dao tự vẫn nhưng không chết. Đạm Tiên báo mộng số nàng chưa thoát kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà bắt về đánh đập dã man, buột Kiều phải tiếp khách. Đoạn trích này bắt đầu từ đó ( Câu 1229 đến câu 1248). | Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-phần 11 1. Vị trí đoạn trích. Bị bán vào nhà chứa của mụ Tú Bà. Thúy Kiều rút dao tự vẫn nhưng không chết. Đạm Tiên báo mộng số nàng chưa thoát kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Mắc lừa Sở Khanh bị Tú Bà bắt về đánh đập dã man buột Kiều phải tiếp khách. Đoạn trích này bắt đầu từ đó Câu 1229 đến câu 1248 . 2. Bố cục hai đoạn Đoạn một mười câu đầu Cảnh sống ô nhục ở lầu xanh và tâm trạng đau đớn tủi nhục của Thúy Kiều. Đọan hai còn lại Thái độ thờ ơ của Thúy Kiều trước cảnh thú vui ở lầu xanh ý thức về nhân phẩm của nàng. II. Đọc - hiểu 1. Cảnh sống ở lầu xanh - Trong mười câu thơ đầu có tới 4 câu tác giả miêu tả cảnh sống ở lầu xanh Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm Dập dịu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh Biết bao diễn tả sự việc xảy ra thường xuyên rất nhiều không thể tính được. Sau từ biết bao là cuộc sống xô bồ trác tác cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm . Trận cười chứ không phải tiếng cười. Đó là cái cười khả ố tiếng cười khả ố tiếng cười của kẻ thỏa mãn trong sắc dục dâm dật đến điên lọan. - Cái tài của Nguyễn Du là sử dụng các thành ngữ và tách thành ngữ để mang sắc điệu riêng ong bướm lả lơi thành bướm lả ong lơi gây ấn tượng về sự giao tình ở chốn lầu xanh mụ Tú Bà. - Hình ảnh lá gió cành chim giúp người đọc có sự liên tưởng Lá đón gió cành đón chim như thân phận của con gái làm những việc đưa và đón sớm và tối. Nhục nhã bao nhiêu khi thể xác bị dày vò. Nhịp thơ diễn tả sự buông thả thân xác người con gái mặc cho khách làng chơi tha hồ đùa cợt. Chỉ bốn câu thơ mà cuộc sống ở lầu xanh hiện ra mồn một. Trong dòng chảy đục ngầu những dơ bẩn của nhà chứa. Thái độ Thúy Kiều như thế nào - Diễn tả nổi thương mình của Thúy Kiều Khi tỉnh rượu lúc tàn .