Ta đã từng tiếp xúc với những Điền, những Hộ, với một Chí Phèo, một Lão Hạc của Nam Cao trong những sáng tác trước cách mạng! Ta đã bắt gặp được ở đó những người dân quê lam lũ nghèo nàn, sớm tối quần quật với cây cày lưỡi cuốc, bị biến chất bởi xã hội đen tối xấu xa. Ta đã nhìn thấy và thông cảm đớn đau cùng với nỗi bi kịch tinh thần đang chất chứa, xâu xé tâm hồn của những người trí thức nghèo trong xã hội. Những con người ấy dường như đã được tập hợp. | Ôn thi đại học môn văn -phần 92 Văn xuôi kháng chiến chống Pháp Đề 2 Phân tích văn sĩ Hoàng trong Đôi mắt của Nam Cao để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm. Gợi ý Ta đã từng tiếp xúc với những Điền những Hộ với một Chí Phèo một Lão Hạc của Nam Cao trong những sáng tác trước cách mạng Ta đã bắt gặp được ở đó những người dân quê lam lũ nghèo nàn sớm tối quần quật với cây cày lưỡi cuốc bị biến chất bởi xã hội đen tối xấu xa. Ta đã nhìn thấy và thông cảm đớn đau cùng với nỗi bi kịch tinh thần đang chất chứa xâu xé tâm hồn của những người trí thức nghèo trong xã hội. Những con người ấy dường như đã được tập hợp lại để trở thành một hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao Sau cách mạng một thời gian ta lại được tiếp xúc với những tác phẩm mới của ông. Và ta chợt ngỡ ngàng và không nén nổi cái thú vị trước một hình tượng nhân vật mới của Nam Cao Đó là Hoàng trong Đôi mắt. Ở đây nhân vật trung gian được phản ánh qua câu chuyện cũng là một trong những nhân vật nằm trong hệ thống quen thuộc của Nam Cao. Hoàng được giới thiệu với chúng ta cùng dưới tư cách là một nhà văn nghĩa là cũng sử dụng ngòi bút để làm một cái nghề cao quý. Nhưng có lẽ không hoàn toàn là một nhân vật Điền luôn đớn đau day dứt trong Trăng sáng những ngày xưa. Ở đây Hoàng hiện lên với hình ảnh của một nhà văn có tư cách của một con buôn giữa chợ đen. Cũng sử dụng ngòi bút nhưng Hoàng chưa một lần phải băn khoăn day dứt phải tự đối diện và suy ngẫm cùng chính bản thân mình về thiên chức của một nhà văn chưa một lần nào Hoàng dằn vặt đớn đau với những dòng văn chương viết dễ dãi cẩu thả và vô nghĩa lí . Nói chung hơn là chưa bao giờ Hoàng tự nghĩ về trách nhiệm xã hội của mình đối với nghề văn. Trong Hoàng dường như cái ý nghĩ Là nhà văn thì trong suốt cuộc đời không thể cho phép mình sống thờ ơ ích kỉ đã chưa từng tồn tại Hoàng sống giữa cuộc đời cũng tính toán suy tư nhưng đó lại là những suy tư làm sao để có thể được an nhàn hưởng thụ. Hoàng chấp nhận và ca tụng một lối sống ích kỉ chỉ biết lo và nghĩ .