Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình là một nhà văn, nhà thơ. Người càng không bao giờ có ý định để lại cho đời một sự nghiệp văn thơ. Nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, Người lại thấy rõ văn học có thể thành một phương tiện lợi hại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng cho mục đích chính trị của mình. | Ôn thi đại học môn văn -phần 93 Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy trong sáng tác văn học của Người. BÀI LÀM Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình là một nhà văn nhà thơ. Người càng không bao giờ có ý định để lại cho đời một sự nghiệp văn thơ. Nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng Người lại thấy rõ văn học có thể thành một phương tiện lợi hại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng cho mục đích chính trị của mình. Và vì vậy khi có điều kiện Người đã sáng tác văn chương. Người viết văn làm thơ là để làm cách mạng. Cách mạng là cái gốc của văn thờ Người. Ý lớn điều hay vẻ đẹp của văn thơ Người đều sinh sôi nảy nở từ cái gốc cách mạng này. Thép từ đấy mà tình cũng từ đấy. Nghệ thuật cũng từ đấy mà ra. Xác định được điều này chúng ta có cơ sở để hiểu quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Kể từ khi Đi tìm hình của nước cho đến khi từ biệt chúng ta để gặp cụ Các Mác cụ Lê - Nin Người đã sử dụng ngòi bút của mình như một vũ khí chiến đấu. Để cho sáng tác của mình có tác dụng thiết thực và đạt hiểu quả cao Người cũng đã tự đặt cho mình những nguyên tắc khi cầm bút. Trước hết là mục đích viết để làm gì Tiếp đó là viết cho ai Từ đó viết để làm gì và viết cho ai mà quy định nội dung quy định cách viết viết cái gì và viết như thế nào Những nguyên tắc sáng tác nay như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm của Người dù là ở nước ngoài hay ở trong nước dù là viết bằng tiếng Việt Nam hay tiếng Pháp tiếng Trung Quốc dù là viết khi người còn trẻ hay đã về già sáng tác của Người nhất quán trong phong cách đa dạng về thể loại lúc thì như một ngòi bút phương Tây sắc sảo điêu luyện và rất Pháp lúc thì giá đặt bên cạnh Đường thi và Tống thi cũng khó mà phân biệt được . Lại cũng có những tác phẩm mà các bậc đại khoa các bậc túc nho - uyên thâm chữ nghĩa - cảm thấy rất thích hợp với mình. Trong khi một số tác phẩm khác thì những người công nhân những người nông dân kém văn hóa đọc không những dễ hiểu mà