Giai thoại về Nguyễn Công Trứ

Ngày mồng Một tháng Mười một năm Mậu Tuất (1778), tại tư gia của viên quan Tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, bà huyện họ Nguyễn, sau cuộc vượt cạn kinh hoàng đã sinh hạ được một cậu con trai thân dài, trán rộng, mũi cao. | Giai thoại về Nguyễn Công Trứ 1. NGÔNG NGAY TỪ LÚC CHÀO ĐỜI. CHO ĐẾN TẬN KHI CHẾT Ngày mồng Một tháng Mười một năm Mậu Tuất 1778 tại tư gia của viên quan Tri huyện Quỳnh Côi Thái Bình bà huyện họ Nguyễn sau cuộc vượt cạn kinh hoàng đã sinh hạ được một cậu con trai thân dài trán rộng mũi cao. Các cụ xưa nói Trai mồng một gái ngày rằm quả không sai -vừa mới lọt ra khỏi lòng mẹ cậu bé đã tỏ ngay sự ngông bướng của mình bằng cách không chịu mở mắt nhòm và không thèm mở miệng khóc như những đứa trẻ sơ sinh khác. Người nhà và hàng xóm đưa hết nồi đồng mâm thau đến khua gõ liên hồi cậu cũng điềm nhiên mặc Chỉ đến khi cả đám người lớn đã mỏi rã rời xuôi tay lắc đầu thì cậu mới dõng dạc cất tiếng khóc đầu tiên oang oang như tiếng chuông đồng Người cha của đứa bé mừng khôn xiết vì ông vốn hiếm muộn năm đó đã ngót nghét lục tuần mới có được cậu con trai nối dõi 1 . Là một nhà Nho hay chữ nghĩ đây cũng là một điềm triệu báo điều hỉ ông bèn ra thư phòng lấy giấy bút đặt tên cho con trai. Ông chọn cho cậu quý tử bướng bỉnh tên huý là Củng - theo chữ Nho có nghĩa là bền chặt vững vàng còn tên chữ là Trứ -nghĩa là rõ ràng nổi trội. Cậu bé đó chính là Uy Viễn Tướng công Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Trứ tương lai và cũng là nhà thơ trác việt kiêm tay chơi số một một thời. Cả cuộc đời của cậu Củng - Trứ về sau quả đúng như những quan sát dân gian và ước vọng thầm kín của người cha già - bền gan vững chí và lẫy lừng sáng tỏ Nhưng đó chỉ mới là cái ngông khởi đầu. Tới tận khi đón cái chết Nguyễn Công Trứ vẫn ngông. Theo lời truyền trước khi sang thế giới bên kia - chắc là cũng sẽ tiếp tục cái cuộc chơi bất tuyệt - Cụ dặn con cháu không nên bày cuộc tang lễ để khỏi tốn kém làm khổ dân làng mà cứ để Cụ nằm nguyên trên chõng như khi đang ngủ thả xuống huyệt là xong Nhưng không biết là các con cháu có dám nghe theo lời Cụ hay không Xưa nay người đời sau vốn coi trọng cái lễ của mình hơn là hiểu và tuân theo được cái lí cái lòng giản dị và khoáng đạt không chấp nê của những bậc vĩ nhân .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.