Thời trung đại là khái niệm mà các nhà nhân đạo chủ nghĩa châu Âu dùng để chỉ thời đại lịch sử ở giữ thời cổ đại, tính từ khi chế độ đế quốc La Mã sụp đổ vào TK thứ V cho đến thời đại Phục Hưng vào TK XV. | Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại-phần1 1. Một số giới thuyết . Văn học thời trung đại . Khái niệm thời trung đại Thời trung đại là khái niệm mà các nhà nhân đạo chủ nghĩa châu Âu dùng để chỉ thời đại lịch sử ở giữ thời cổ đại tính từ khi chế độ đế quốc La Mã sụp đổ vào TK thứ V cho đến thời đại Phục Hưng vào TK XV. Về mặt văn hoá thời trung đại không đơn giản là một bước lùi trong tiến trình văn minh mà là một bước tiến. Đó là thời đại văn hoá lớn trong lịch sử nhân loại. Đối với các quốc gia phương Đông như Việt Nam Triều Tiên Nhật Bản . thời trung đại là thời kỳ hình thành toàn bộ những di sản văn háo thành văn của minh. Về mặt thời gian các sử gia chia thời trung đại Châu Âu ra làm ba - Sơ kỳ Từ TK V - TK XI - Trung kỳ Từ TK XII - TK XV. - Mạt kỳ Từ TK XVI - TK XVII. Cần chú ý độ dài cụ thể của thời trung đại ở từng khu vực từng quốc gia có những điểm xê dịch đánh kể. Thời cận đại là thời quá độ giao thời chuyển hoá từ thời trung đại lên hiện đại. Ở Châu Âu người ta tính từ TK XVI - TK XVII tức là ngay từ mạt kỳ trung đại. Ở Trung Quốc và Việt Nam Nhật Bản tính từ thời điểm xâm nhập của tư bản phương Tây cũng tức là thời suy tàn của chế độ phong kiến. Cũng cần nói thêm rằng vấn đề này hiện nay còn đang tranh luận chưa thống nhất bởi nếu xét theo sự phát triển của đô thị ý thức thị dân thì thời cận đại Việt Nam có thể tính ngược lên TK XVII -XVIII. Trước nay học giới xác định là 1930 thời điểm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng chuyển sang giai cấp vô sản nhưng nếu xét về thời điểm chấm dứt chế độ phong kiến thì phải đến 1945. Nếu thừa nhận thời hiện đại là thời đại chung của mọi dân tộc và khu vực thì có cơ sở để thấy rằng thời cận đại của các nước Phương Đông như Việt Nam Trung Quốc trên thực tế là rất mờ nhạt không rõ nét hoặc bị teo đi. Bởi vì thời cận đại ở đây không phải xuất hiện do sự phát triển tự thân mạnh mẽ các quan hệ xã hội mà chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài cho nên nó không thể kéo dài. Xét về