Trong những năm cuối đời không hề yên ả, ông vẫn viết cho các em những áng văn 'trong trẻo, huy hoàng'. Tọa đàm “Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội” nhân 50 năm ngày mất của ông do Hội nhà văn Việt Nam và NXB Kim Đồng tổ chức sáng 24/9 tại Hà Nội. Bên cạnh các sáng tác lịch sử nổi tiếng như kịch Vũ Như Tô, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, nhà văn còn có nhiều tác phẩm thiếu nhi để đời. . | Nguyễn Huy Tưởng cuối đời trong trẻo viết cho thiếu nhi Nhà văn từng góp công đầu xây dựng tủ sách dành cho thiếu nhi trong những năm 1950. Trong những năm cuối đời không hề yên ả ông vẫn viết cho các em những áng văn trong trẻo huy hoàng . Tọa đàm Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội nhân 50 năm ngày mất của ông do Hội nhà văn Việt Nam và NXB Kim Đồng tổ chức sáng 24 9 tại Hà Nội. Bên cạnh các sáng tác lịch sử nổi tiếng như kịch Vũ Như Tô tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô nhà văn còn có nhiều tác phẩm thiếu nhi để đời. Nguyễn Huy Tưởng 1912 -1960 có công sáng lập và là cây bút hàng đầu của nền văn học thiếu nhi dưới chế độ mới. Theo ông Phạm Quang Vinh Giám đốc NXB Kim Đồng trong nhật kýngày 9 1 1932 Nguyễn Huy Tưởng năm đó 20 tuổi đã viết Phàm văn chương mục đích thứ nhất là để dạy dỗ thiếu niên. Thiếu niên với văn chương là một . Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Ảnh đó ông bắt đầu tham gia hoạt động xã hội với phong trào Hướng đạo rồi viết những truyện thiếu nhi đầu tiên cho anh em đọc. Trong những năm kháng chiến chống Pháp ông luôn trăn trở làm sao có sách cho thiếu nhi đọc. Cùng với Tô Hoài nhạc sĩ Phong Nhã đồng chí Đoàn Hồ Trúc. Nguyễn Huy Tưởng xây dựng tủ sách Kim Đồng cho các em in ở NXB Văn nghệ. Ngày 17 6 1957 NXB Kim Đồng thành lập tác giả Vũ Như Tô là người đầu tiên đảm nhận cương vị giám đốc. Ông luôn kêu gọi bạn bè đồng nghiệp chuyên tâm viết cho các em trong số đó có Nguyễn Tuân Kim Lân Vũ Cao Phan Huỳnh Điểu. Bản thân ông cũng đóng góp nhiều tác phẩm được coi là mẫu mực cho văn học thiếu nhi bao gồm truyện cổ tích và truyện kể lịch sử như Tìm mẹ An Dương Vương xây thành ốc Hai bàn tay chiến sĩ Chuyện kể Quang Trung Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại kỷ niệm hồi đầu đọc Nguyễn Huy Tưởng Vào một ngày thu gió heo may thổi từ phía sông Hồng về Hồ Hoàn Kiếm trên vỉa hè phố cổ tôi cầm trên tay cuốn Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Ngay trang đầu là thông tin nhà .