Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật ký tâm trạng Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện gần như trọn vẹn Thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập (sáng tác trong khoảng thời gian từ 1786- 1804, tức là trong chặng đường “mười năm gió bụi”, về quê dưới chân núi Hồng và một vài năm đầu ra làm quan) | Thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nhật ký tâm trạng Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã thể hiện gần như trọn vẹn tâm tình suy nghĩ của nhà thơ trong suốt cả một chặng đường dài trải qua bao biến cố của bản thân cũng như thời cuộc. Đó là cuốn nhật ký tâm trạng mà thế hệ hậu sinh qua đó có thể hiểu cụ thể hơn sâu sắc hơn về Nguyễn Du về những gì đã làm nên một nhà thơ lớn một người nghệ sỹ vĩ đại của mọi thời đại. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du gồm ba tập Thanh Hiên thi tập sáng tác trong khoảng thời gian từ 1786- 1804 tức là trong chặng đường mười năm gió bụi về quê dưới chân núi Hồng và một vài năm đầu ra làm quan Nam trung tạp ngâm sáng tác trong khoảng thời gian từ 1805- 1812 thời gian làm quan ở kinh đô Huế và làm cai bạ ở Quảng Bình và Bắc hành tạp lục sáng tác trong thời gian đi sứ T rung Quốc năm 1813- 1814 . Xét về mặt thời gian sáng tác cũng như nội dung 10 năm gió bụi Nguyễn Du sống ra sao những năm về dưới chân núi Hồng làm một Nam Hải điếu đồ Người câu cá ở biển Nam Hồng Sơn liệp hộ Phường săn ở núi Hồng tâm trạng như thế nào rồi chặng đường ra làm quan và trên đường đi sứ phương Bắc nhà thơ có những cảm nghĩ gì Thơ chữ Hán đã soi tỏ con người Nguyễn Du tâm sự Nguyễn Du. Từng bài thơ cả tập thơ nặng trĩu một nỗi buồn đau bi thiết một mối quan hoài dằng dặc. Bước đường quan san gió bụi tha hương chân trời góc biển ốm đau bệnh tật trăng thu đêm thu gió thu lạnh mùa xuân lạnh mái tóc bạc nỗi nhớ quê hương ngoài nghìn dặm nỗi sầu thế cả trở đi trở lại thành nỗi niềm man mác trong suốt cả tập thơ. Đọc Thơ chữ Hán Nguyễn Du Xuân Diệu có cảm giác về một buổi chiều thu rất dài và tê tái . Quả thực khó tìm thấy một sắc màu tươi sáng một tâm trạng tươi vui một ý nghĩ nhẹ nhỏm. Bóng hình nét mặt mái tóc tâm tình suy nghĩ của Nguyễn Du dường như đều ẩn chứa nỗi buồn đau. Buồn đau cho bản thân cho thời cuộc không chỉ thế Nguyễn Du còn là người tự chuốc lấy cho mình nỗi đau của bao kiếp người trong xã hội với cảm quan thường trực Bách niên đa thiểu thương tâm sự Cuộc đời trăn năm có