Làm sao để đào tạo những người có “tư duy sáng tạo”?

Trước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ “tư duy sáng tạo” mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người “biết suy luận” (có người gọi là có “tính chủ động tư duy”) thì tôi hiểu. Còn từ “sáng tạo” thì tôi hiểu theo nghĩa là “phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ; hoặc là biết. | Làm sao đê đào tạo người có tư duy sáng tạo Trước tiên tôi muốn tìm hiểu cụm từ tư duy sáng tạo mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người biết suy luận có người gọi là có tính chủ động tư duy thì tôi hiểu. Còn từ sáng tạo thì tôi hiểu theo nghĩa là phát minh tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình . Nếu quả vậy tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người biết suy luận. Không thể có suy luận không thể có sáng tạo nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu Tôi nghĩ loài người tiến bộ là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình chứ không phải là mỗi thế hệ luôn trở lại thời đồ đá rồi tự phát minh lại từ đầu. Cho nên ở mức độ bình thường thì nên học cho đủ hiểu biết đã. Tôi nói điều này cho tất cả mọi cấp học từ mẫu giáo tiểu học trung học và những năm đầu đại học ngoại trừ cấp đào tạo qua nghiên cứu . Nói như vậy không có nghĩa là người học học sinh sinh viên hoàn toàn thụ động học kiểu học vẹt nếu nhà giáo có nhiệm vụ chuyển giao kiến thức qua bài giảng người học ngoài việc phải tiếp thu còn phải được hướng dẫn để biết tự mình tra sách tìm tài liệu tại thư viện hay bằng những phương tiện khác như tìm trên mạng. để bổ sung sự hiểu biết của mình. Ở đây tôi thấy cần nói thật rõ để tránh hiểu lầm. Học vẹt có thể điển hình bằng một thí dụ cực cấp ở nước nào có quốc giáo thần tiên hay trần tục thì có việc học thánh kinh mà đã là học thánh kinh thì không có chuyện đòi suy luận chỉ có việc học sao cho thuộc để tụng lại. Từ thái cực này sang thái cực khác một số nhà sư phạm chủ trương cần để cho người học dù nhỏ tuổi tự mày mò tìm tòi hiểu biết. Thí dụ như theo họ sinh viên đại học phải hoàn toàn tự học từ sách và tài liệu nhà giáo chỉ hướng dẫn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.