Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định hướng Tài chính Việt Nam trong thế giới đa chiều Sau hơn 20 năm đổi mới, trong bối cảnh kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động, song kiên trì với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, kiên trì với con đường đổi mới, mở cửa hội nhập, tiềm lực kinh tế của Việt Nam đã và đang không ngừng được nâng cao | Chiến lược Tài chính đến năm 2020 Tầm nhìn và định hướng Tài chính Việt Nam trong thế giới đa chiều Sau hơn 20 năm đổi mới trong bối cảnh kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động song kiên trì với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 kiên trì với con đường đổi mới mở cửa hội nhập tiềm lực kinh tế của Việt Nam đã và đang không ngừng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 19902010 đạt 7 38 - mức cao của khu vực và thế giới GDP bình quân đầu người tăng nhanh từ mức 123 USD người năm 1991 lên mức 1200 USD năm 2010 về cơ bản nước ta đã bước vào hàng ngũ những nước thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trường từng bước được hình thành và phát triển theo hướng ngày càng gắn kết với thị trường thế giới tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều và sử dụng ngày càng hiệu quả các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế tiềm lực tài chính quốc gia cũng không ngừng được mở rộng và tăng cường ở cả ba cấp độ tài chính nhà nước tài chính doanh nghiệp tài chính dân cư. Nhờ đó an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo cân đối ngân sách tích cực dư nợ Chính phủ và quốc gia được duy trì ở mức an toàn hợp lý tạo nền tảng đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và ứng phó ngày càng linh hoạt với những biến động của kinh tế tài chính thế giới đồng thời vững bước trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế tài chính thế giới vô cùng phức tạp với những biến động liên tục đa chiều nền tài chính Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn thực hiện chiến lược tài chính 2001-2010 còn bộc lộ một số điểm yếu như i tính ổn định bền vững trong huy động các nguồn lực chưa cao ii hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế tình trạng lãng phí kém hiệu quả chậm được khắc phục iii việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công tuy có bước phát triển tích cực song chưa đạt yêu cầu đề ra