NHỮNG HẠT NGỌC SÁNG TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG

Nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế với mục tiêu nắm vững quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế trong lịch sử để làm cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ, khoa học những vấn đề cơ bản của kinh tế chính trị học, tránh được chủ nghĩa kinh viện, giáo điều là việc làm bắt buộc với những ai muốn nắm vững học thuyết Mác | Điều trước tiên dễ thấy nhất là, khi xem thương mại là quan trọng, tìm cách phát triển thương mại thì CNTT đã khuyến khích phát triển và lưu thông hàng hoá, làm cho đoạn tuyệt với truyền thống kinh tế tự nhiên. Chính đó cũng làm cho con người thoát khỏi cách giải thích những vấn đề, hiện tượng kinh tế bằng những lời đạo đức hoặc bằng lý thuyết thần học, tôn giáo. Sự sai lầm trong việc đồng nhất tiền tệ với của cải là lớp bụi mờ che phủ bên ngoài nhưng không lấp mất cái lõi bên trong nó là một viên đá đẹp: của cải là giá trị chứ không phải là giá trị sử dụng (như kiểu kinh tế tự nhiên). Khi đề ra nhiệm vụ làm giàu bằng cách đẩy mạnh phát triển ngoại thương thì chính điều đó đã bộc lộ mục đích của kinh tế hàng hoá là lợi nhuận. Chính CNTT cũng là người đầu tiên đưa ra bản tuyên ngôn của xã hội tư sản, đã cố gắng nhận thức CNTB, tìm ra nguồn gốc của sự giàu có là lợi nhuận thương nghiệp. Đó cũng là một hạt ngọc. Một hạt sáng khác trong quan điểm của Thomas Mun là đã quan tâm đến quan hệ giữa lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hoá. Phần nào, đã nhìn vai trò của công nghiệp đối với thương nghiệp.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.