Sai khớp háng

Khớp hông là khớp nối tiếp khung chậu với xương đùi,là một khớp chỏm,có nhiều mạch máu thần kinh ở mặt trước và sau khớp-PT khó và nắn chỉnh cần thận trọng. | Sai khớp háng () - Sai khớp háng I. Giải phẫu: 1. Khớp hông là khớp nối tiếp khung chậu với xương đùi,là một khớp chỏm,có nhiều mạch máu thần kinh ở mặt trước và sau khớp->PT khó và nắn chỉnh cần thận trọng. 2. Thành phần: - Diện khớp: Chỏm xương đùi. - ổ khớp. - Dây chằng: +Dây chằng tròn: chỏm đùi tới ỗ cối,nằm trong bao nhưng ngoài ổ khớp,do đm bịt nuôi. +Mặt ngoài: có dây chằng bên trước( chậu đùi và mu đùi) và bên sau( ngồi đùi). 3. Liên quan: - Cơ thắt lưng chậu áp vào khớp. - Cơ-mạch-thần kinh thuộc tam giác Scarpar ở trước. - Cơ-mm-tk bvùng mông ở phía sau. 4. Động tác: - Gấp – duỗi đùi qua trục ngang. - Khép –dạng đùi theo trục trước-sau qua trung tâm chỏm. - Xoay ngoài-trong( xoay vòng). II,Phân loại: 1. Theo nguyên nhân. 1. 1. Do chấn thương. 1. 2. Bệnh lý. 1. 3. Bẩm sinh. 2. Theo tính chất tổn thương: 2. 1. Đơn thuần. 2. 2. Kết hợp. 3. Theo vị trí: 3. 1. Ra sau: +Lên trên: Thể chậu( hay gặp nhất: 55%). +Xuống dưới: Thể ngồi( 28%). 3. 2. Ra trước: +Lên trên( thể mu). +Xuống dưới( thể bịt). 4. Theo thời gian: 4. 1. Mới. 4. 2. Cũ. III. Cơ chế chấn thương: 1. SK ra sau: Ngã trong tư thế gấp và khép đùi mạnh làm cho chỏm xương đùi thúc vào bờ sau ổ khớp gây rách bao khớp và dây chằng,rồi chỏm xương trật ra sau gây nên SK thể Chạu/Ngồi. Hay gặp ở những người láI xe ô tô,khi xe dừng lại đột ngột,gối bị thúc mạnh vào thành xe phía trước. 2. SK ra trước: Ngã trong tư thế gấp và dạng và xoay đùi ra ngoài làm chỏm xương đùi kênh vào bờ trước của ổ khớp,chỏm xương trật ra trước gay nên sai khớp thể Mu/Bịt. IV. Chẩn đoán: 1. LS: 1. 1. Toàn thân: thường shock. 1. 2. Tại chỗ: - Đau,sưng nề,bất lực vận động hoàn toàn khớp háng. - Chi ở tư thế bắt buộc: +Ra sau: Đùi khép-Xoay trong. +Ra trước: Đùi giạng-Xoay ngoài. +Lên trên: Đùi gấp nhẹ. +Xuống dưới: Đùi gấp nhiều. - Dấu hiệu lò xo sau khi đã vô cảm tốt. - Đường Nelaton-Rosse,Schoemecke,Peter,tam giác Bryant thay đỗi( do MCL thay đỗi). - Sờ thấy chỏm xương ở vị trí sai khớp. - Chiều dài tương đối xương đùi ngắn hơn bên lành. - Chiều dài tuyệt đối không đỗi. 2. Xq: Xác định thể sai khớp và tổn thương kết hợp. V. Biến chứng: 1. Sớm: - Gãy bờ ỗ khớp,gãy cổ xương đùi do nắn chỉnh,nhất là người già bị thưa xương. - Chãy máu ỗ khớp. 2. Muộn: - Hoại tữ chỏm xương. - Thoái hoá khớp. . - Cốt hoá quanh khớp. - Dính-cứng khớp. - Sai khớp cũ không nắn chỉnh được. VI. Phân biệt với Gãy cỗ xương đùi. VII. Điều trị: 1. Nguyen tắc: 1. 1. Nếu có SOC cần điều trị kịp thời và tích cực để có thể nắn chỉnh sai khớp được. 1. 2. Nắn chỉnh càng sớm càng tốt khi tình trạng toàn thân cho phép 1. 3. Nắn chỉnh sai khớp hông nên thực hiện dưới gây mê( phòng shock,giản cơ dể nắn chỉnh). 2. PP nắn chỉnh: - BN nằm ngữa trên bàn,háng gấp 90 độ,gối gấp 90 độ. - Dùng một đai da/một người phụ giữ cố định khung chậu làm đối lực. - Dùng một đai da khác vòng dưới kheo chân Bn,sữ dụng một lực kéo thẳng lên trên theo trục đùi. - Đồng thới nhẹ nhàng xoay đùi vào trong/ra ngoài để đưa chỏm vào vị trí. - Khi nắn chỉnh tốt se nghe tiếng khục và khớp háng vận động dể dàng,hết tư thể bắt buộc cố định. - Bât động BN trên giường 2 tuân sau nắn chỉnh,sau đó tập vận động khớp háng nhẹ nhàng,rồi tập đứng,tập đi

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.