BÀI GIẢNG MÔN NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC Người soạn: Giang Thị Kim Liên CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT NHIỆT ÐỘNG HỌC VÀ ÁP DỤNG VÀO HÓA HỌC (NHIỆT HÓA HỌC) Nhiệt động học nghiên cứu dạng nhiệt của chuyển động vật chất và những qui luật của chuyển động đó. Nhiệt hóa học là một phần của nhiệt động học nhằm mục đích khảo sát sự trao đổi năng lượng đi kèm theo những biến đổi vật lý, hóa học của vật chất. Nhiệt hóa học nghiên cứu mối liên hệ giữa dạng nhiệt và dạng hóa học của chuyển động. | 1 CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT NHIỆT ĐỘNG HỌC VÀ ÁP DỤNG VÀO HÓA HỌC NHIỆT HÓA HỌC Nhiệt động học nghiên cứu dạng nhiệt của chuyển động vật chất và những qui luật của chuyển động đó. Nhiệt hóa học là một phần của nhiệt động học nhằm mục đích khảo sát sự trao đổi năng lượng đi kèm theo những biến đổi vật lý hóa học của vật chất. Nhiệt hóa học nghiên cứu mối liên hệ giữa dạng nhiệt và dạng hóa học của chuyển động vật chất giúp tiên đoán trong một số trường hợp một biến đổi có thể xảy ra được hay không áp dụng những định luật cơ bản của nhiệt động lực học vào các hiện tượng hóa học và đặc biệt là các hiện tượng hóa lý cân bằng hóa học ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến quá trình hóa học các tính chất nhiệt động của các chất các hệ . Nghiên cứu về lý thuyết dung dịch cấu tạo và tính chất dung dịch của các chất không điện ly quy tắc pha. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Hệ nhiệt động Hệ thống - system Khái niệm hệ nhiệt động Hệ nhiệt động là một phần của vũ trụ có giới hạn xác định đang được khảo sát về phương diện trao đổi năng lượng và vật chất là tập hợp của một số lớn các tiểu phân. Phần còn lại của vũ trụ là môi trường ngoài đối với hệ. Hệ có thể trao đổi năng lượng nhiệt công và vật chất với môi trường ngoài. Ví dụ Một bình chứa hỗn hợp gồm hai hóa chất đang phản ứng với nhau. Hệ là các chất có mặt trong bình phản ứng giới hạn của hệ là thành bình phần vũ trụ ngoài ống là môi trường ngoài. Phân loại hệ Hệ hở hệ mở là hệ có thể trao đổi cả năng lượng lẫn vật chất với môi trường ngoài. Ví dụ đun sôi một ấm nước nhiệt được cung cấp vào hệ hệ mất vật chất ra môi trường ngoài dưới dạng hơi nước. Hệ kín hệ đóng là hệ chỉ trao đổi năng lượng với môi trường ngoài nhưng không trao đổi vật chất với môi trường ngoài. Ví dụ hệ gồm các hóa chất đang cho phản ứng trong một ống thủy tinh hàn kín. Hệ không mất vật chất nhưng có thể nhận nhiệt từ môi trường vào nếu phản ứng thu nhiệt hoặc cung cấp nhiệt cho môi trường nếu phản ứng tỏa nhiệt . 2 Hệ cô lập là hệ không trao đổi cả năng .