Ứng dụng hệ vi sinh bám dính trong xử lý triệt để nước thải

Hiện nay việc xử lý triệt để nước thải đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi, để đáp ứng tiêu chuẩn thải ra sông ngòi ngày càng gắt gao tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, xử lý nước thải triệt để còn rất cần thiết trong hệ thống cấp nước công nghiệp tuần hoàn để sử dụng lại nước thải cho quá trình sản xuất. Xử lý nước thải triệt để (Advanced Wastewater Treatmnt) có thể được hiểu như là công đoạn xử lý bổ sung cần thiết để loại bỏ các hợp chất lơ lửng cũng như hoà tan trong. | Các hợp chất nitrogen (N) và phosphorus (P) trong nước thải là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng. Trên thế giới phương pháp phổ biến để loại bỏ P ra khỏi nước thải vẫn là phương pháp lý hoá kết hợp. Việc loại bỏ phosphorus (P) theo phương pháp sinh học bằng hệ bùn hoạt tính đơn lơ lửng (single sludge system) chạy qua các vùng yếm khí (anaerobic), thiếu khí (anoxic) và háo khí (aerobic) là phổ biến nhất, ví dụ: loại bỏ phosphorus (P) bằng A/O process, PhoTrip process, loại bỏ N và P đồng thời - A2/O, Brandenpho process, UTC, đòi hỏi mức đầu tư cao và chi phí vận hành lớn (lưu lượng tuần hoàn tới 300% - 600%). Mặt khác, việc sao chép 100% công nghệ nước ngoài sẽ không có hiệu quả xử lý như mong muốn, do thành phần nước thải các thành phố trên thế giới khác nhau. Bên cạnh đó việc xử lý loại bỏ phosphorus (P), giảm nồng độ (P) dưới tiêu chuẩn cho phép bằng phương pháp sinh học sử dụng hệ vi sinh bám dính là không thể được. Tuy vậy, việc kết hợp phương pháp sinh học với quá trình xử lý hoá học có thể mang lại hiệu quả mong muốn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.