Thành công của các nhãn hàng cao cấp tại Nhật Bản và tương lai bất định của nó Công dân xứ hoa anh đào chính là những người “nghiện” mua sắm hàng hóa cao cấp đồng thời tạo ra một thị trường lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Người Nhật cũng được coi là những người tiêu dùng nòng cốt trong sự song hành với mức tăng trưởng theo hàm số mũ của các nhãn hàng cao cấp châu Âu để tạo ra trào lưu “dân chủ hóa các sản phẩm cao cấp”. Bằng việc phổ cập thói quen. | Thành công của các nhãn hàng cao cấp tại Nhật Bản và tương lai bất định của nó Công dân xứ hoa anh đào chính là những người nghiện mua sắm hàng hóa cao cấp đồng thời tạo ra một thị trường lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Người Nhật cũng được coi là những người tiêu dùng nòng cốt trong sự song hành với mức tăng trưởng theo hàm số mũ của các nhãn hàng cao cấp châu Âu để tạo ra trào lưu dân chủ hóa các sản phẩm cao cấp . Bằng việc phổ cập thói quen sử dụng hàng hóa cao cấp người tiêu dùng trên thế giới nói chung đang phải đối mặt với các rủi ro khác. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008 đã tác động bất lợi đến thị trường hàng hóa cao cấp gây ra phản ứng dữ dội đối với trào lưu tiêu thụ hàng hóa xa xỉ. Cũng như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới tại Nhật Bản cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm giảm các khoản chi tiêu tùy ý của người tiêu dùng đồng thời còn làm gia tăng bước chuyển đổi cơ bản trong thái độ và hành vi của người tiêu dùng cao câp xứ hoa anh đào. Trào lưu xài hàng hiệu cao cấp của người Nhật Vào đầu thập niên 70 GDP của Nhật tăng trung bình năm với mức thu nhập đầu người tăng tương đương với khu vực Tây Âu. Đây cũng là giai đoạn mà các vị khách du lịch Nhật Bản trở thành hiện tượng đáng chú ý tại châu Âu. Các hãng thời trang cao câp Pháp Ý và Thụy Sĩ nhìn thây cơ hội này và bắt đầu mở các chi nhánh kinh doanh của mình tại Nhật Bản. Gucci khai trương cửa hàng đầu tiên của mình tại đât nước mặt trời mọc vào năm 1972 nhằm đáp ứng nhu cầu xài hàng hiệu của cư dân nước này và sáu năm sau đó Louis Vuitton cũng bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên của mình tại Tokyo. Sự thành công đáng kinh ngạc về kinh tế của Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai có thể được đánh giá bằng sự tăng trưởng của nền kinh tế nước này. Năm 1955 nền kinh tế Nhật Bản chỉ bằng một nửa so với nền kinh tế Pháp và Anh xét về quy mô với thu nhập đầu người thấp hơn so với Ý. Từ năm 1955 đến 1995 40 năm nền kinh tế Nhật Bản tăng 230 tính theo đồng đô la Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.