Quỳnh Phương cách Quốc lộ 1A và thị trấn Hoàng Mai khoảng 3km về phía Đông, với diện tích tự nhiên 345 ha. Trước biển, sau sông đã vẽ nên nét đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng. Trải qua những thăng trầm và biến động của lịch sử tên xã có nhiều lần thay đổi. Cuối thế kỷ thứ 8 (thời Đường) được gọi là xóm Cờn sau đổi thành Càn Hải (tức Kẻ Càn) ở phía Bắc và Kẻ Xóm ở phía Nam. Đến thời Trần đổi thành Càn Hải, sau đổi thành Hương Cần rồi Phương Cần | Quỳnh Phương Nghệ An - Điểm du lịch tâm linh và sinh thái Quỳnh Phương cách Quốc lộ 1A và thị trấn Hoàng Mai khoảng 3km về phía Đông với diện tích tự nhiên 345 ha. Trước biển sau sông đã vẽ nên nét đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng. Trải qua những thăng trầm và biến động của lịch sử tên xã có nhiều lần thay đổi. Cuối thế kỷ thứ 8 thời Đường được gọi là xóm Cờn sau đổi thành Càn Hải tức Kẻ Càn ở phía Bắc và Kẻ Xóm ở phía Nam. Đến thời Trần đổi thành Càn Hải sau đổi thành Hương Cần rồi Phương Cần. Năm 1954 tên xã Qu ỳnh Phương ra đời. Là một xã có địa hình bằng phẳng có dãy núi Hùng Vương còn gọi núi Thằn Lằn án ngữ ra biển phía đông Bắc cao 50m dài 1km che chắn một phần gió bão cho làng và tạo nên cảnh non xanh nước biếc sơn thuỷ hữu tình tô thắm thêm cảnh đẹp quê hương. Lạch Cờn-sông Mai Giang có giá trị về quân sự kinh tế giao thông và tiềm năng du lịch. Ngành nghề chính của xã là khai thác chế biến dịch vụ hải sản và du lịch. Nơi đây có một di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia đó là Đền Cờn. Đền không chỉ đẹp về mặt kiến trúc nghệ thuật mà còn nổi tiếng linh thiêng nhất ở Nghệ An Nhất Cờn nhì Quả tam Bạch Bã tứ Chiêu Trưng . Đền Cờn được lập vào đầu thời Trần thế kỷ thứ 13 gồm Đền Cờn trong cạnh bên dòng Mai Giang thờ tứ vị thánh Nương hay còn gọi là tứ vị vua bà đền Cờn ngoài nằm ở cửa biển trên núi Hùng Vương thờ nhà sư hay còn gọi là ông Chín Cờn - người đã cưu mang 4 mẹ con Dương Thái Hậu tức Mầu Cờn và Hoàng đế Tống Đế Bính cùng các tướng tuỳ tùng có công âm phù nhà Trần nhà Lê và các triều vua khác đánh thắng quân xâm lược nước ta. Ngoài ra còn có nhiều sự tích thần thoại như ông Đùng gánh núi. Dấu chân ông Đùng ông khổng lồ vần còn nguyên dấu tích dưới chân núi đá Thằn Lằn được nhân dân lưu truyền cho hậu thế như một sức mạnh quật khởi của vùng đất này viên đá mặt trời và di tích về thần núi thần nông rồi sự tích hạt lúa và các miếu thờ các thần thánh nơi đây. Lễ hội đền Cờn được tổ chức hàng năm từ ngày 19-21 tháng giêng âm lịch ngoài ra còn có nhiều lễ