Chương hai: Siêu hình học của khoa kinh tế chính trị Phương pháp Bây giờ, chúng tôi hiện đang ở giữa nước Đức! Chúng tôi sắp phải nói về phép siêu hình mà | Mối quan hệ kinh tế đều có mặt tốt và mặt xấu của nó: đó là điểm duy nhất mà ông Proudhon không phủ nhận. Mặt tốt, ông đã thấy các nhà kinh tế học đã trình bày rồi, còn mặt xấu thì ông thấy những người xã hội chủ nghĩa cũng đã tố cáo ra rồi. ông ta mượn các nhà kinh tế học tính tất yếu của những quan hệ kinh tế vĩnh cửu; ông ta mượn của những người xã hội chủ nghĩa cái ảo tưởng chỉ thấy sự khốn cùng là sự khốn cùng mà thôi. ông ta đồng ý với những nhà kinh tế học và những người xã hội chủ nghĩa, mà vẫn muốn dựa vào uy tín của khoa học. ông ta quy khoa học vào trong khuôn khổ nhỏ hẹp của một công thức khoa học; ông ta là người chạy theo các công thức. Như vậy, ông Proudhon tưởng là phê phán cả khoa kinh tế chính trị và chủ nghĩa cộng sản: kì thực, ông ta ở dưới cả khoa kinh tế chính trị lẫn chủ nghĩa cộng sản. ở dưới những nhà kinh tế học, vì với tư cách là nhà triết học sẵn có trong tay một công thức thần kì, ông ta tưởng là có thể không cần đi sâu vào những chi tiết thuần túy kinh tế; ở dưới những người xã hội chủ nghĩa, vì ông ta không có đủ can đảm mà cũng không đủ sáng suốt để vươn lên dù chỉ là về mặt tư biện, cao hơn tầm mắt tư sản.