Chúng tôi đã có dịp bàn về những rào cản tư duy từ phía công quyền khi muốn quản lý bằng pháp luật (Nhà quản lý, số 10, 3/2004). Nhưng ở nước ta, ngay bản thân tâm lý dân tộc từ ngàn năm nay cũng gây không ít khó khăn để hình thành và phát triển một tinh thần pháp quyền trong xã hội, khi mà mỗi người dân vừa biết tuân thủ pháp luật, vừa biết chủ động sử dụng pháp luật làm công cụ để bảo vệ những quyền lợi của chính mình | Quản lý bằng pháp luật trở ngại từ phía người dân Chúng tôi đã có dịp bàn về những rào cản tư duy từ phía công quyền khi muốn quản lý bằng pháp luật Nhà quản lý số 10 3 2004 . Nhưng ở nước ta ngay bản thân tâm lý dân tộc từ ngàn năm nay cũng gây không ít khó khăn để hình thành và phát triển một tinh thần pháp quyền trong xã hội khi mà mỗi người dân vừa biết tuân thủ pháp luật vừa biết chủ động sử dụng pháp luật làm công cụ để bảo vệ những quyền lợi của chính mình. Phép vua thua lệ làng Các nhà nghiên cứu nhận xét người Việt bắt đầu thực sự tiếp xúc với pháp luật khi chủ quyền đất nước rơi vào tay ngoại bang pháp luật là công cụ nô dịch áp bức và đồng hoá của ngoại bang. Trong bối cảnh như thế ý thức chống đối nói chung đã chuyển thành ý thức chống lại pháp luật của Nhà nước cai trị ngoại bang trở thành phản ứng tự nhiên của người Việt. Và đã hình thành nên tục lệ làng xã đối lập với pháp luật của chính quyền đô hộ suốt một ngìn năm. Một ngàn năm đủ để tạo nên lối sống không theo pháp luật trong tâm thức người Việt. Với một di sản lịch sử như vậy có thể nói mà không sợ sai là cho đến nay chúng ta chưa có được lối sống theo pháp luật . Xin bổ sung những mặt cứng nhắc của tư duy pháp lý XHCN cộng với cách làm bao cấp mệnh lệnh hành chính mấy chục năm càng khiến người dân xa rời với tinh thần pháp luật và chủ yếu sống theo lệ chứ không theo luật. Sống theo lệ làng nên mới có chuyện như mấy hộ nông dân ở Hà Tây gần đây. Ngại ra toà Trong nhận thức truyền thống của xã hội Việt Nam pháp luật không phải là một cách giải quyết tranh chấp được ưa chuộng người dân thích tự xử với nhau hơn là đưa nhau ra toà câu nhất đáo tụng đình thể hiện thái độ của người dân đối với toà án người ta coi chuyện ra toà là một cái gì đó ghê gớm tổn hại thanh danh. Vì sao vậy Xã hội nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo mà theo Nho giáo thì đức trị vẫn được coi trọng hơn pháp trị. Bên cạnh đó theo thuyết tam hoà con người là mắt xích tạo nên sự hài hoà trong Thiên- Địa- Nhân bởi vậy nếu con