Nguồn gốc của dầu mỏ Dầu mỏ là một chất lỏng, sánh, có trong lòng đất có màu từ nâu sẫm đến đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước và cháy được. Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là hỗn hợp các ankan, xicloankan và aren. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ dẫn xuất chứa oxi, lưu huỳnh và nitơ. Dầu lửa và khí đốt đã được con người biết đến từ hàng nghìn năm trước. Sáu nghìn năm trước đây, nghề dầu lửa và nhựa đường đã tồn tại trên bờ sông. | CHƯƠNG 4. HIDROCACBON THIÊN NHIÊN . Dầu mỏ . Nguồn gốc của dầu mỏ Dầu mỏ là một chất lỏng sánh có trong lòng đất có màu từ nâu sẫm đến đen có mùi đặc trưng nhẹ hơn nước không tan trong nước và cháy được. Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là hỗn hợp các ankan xicloankan và aren. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ dẫn xuất chứa oxi lưu huỳnh và nitơ. Dầu lửa và khí đốt đã được con người biết đến từ hàng nghìn năm trước. Sáu nghìn năm trước đây nghề dầu lửa và nhựa đường đã tồn tại trên bờ sông Orat vào thời đại đó sự phát hiện ra dầu lửa sự thoát ra của khí đốt có lẽ đã là lý do thờ phụng của thần lửa huyền bí. Nhưng chỉ đến giữa thế kỷ XIX khi đã xuất hiện kỹ thuật khoan dầu và các loại động cơ đốt trong người ta mới nói đến dầu lửa như một nguồn năng lượng. Cũng từ thời gian này việc nghiên cứu thăm dò dầu mỏ và khí đốt phát triển mạnh. Những năm 20 -30 của thế kỉ XX việc khai thác dầu lửa được tiến hành rầm rộ. Việc xử lí khí đốt được chú ý muộn hơn vì vậy công nghiệp khí đốt đến năm 40 của thế kỉ XX mới được tích cực giải quyết . Cho đến nay vấn đề nguồn gốc dầu mỏ vẫn chưa được giải thích một cách thoả đáng. Các giả thuyết về nguồn gốc dầu mỏ được hình thành trên hai hướng nguồn gốc vô cơ và nguồn gốc hữu cơ. Một số nhà bác học tiếp tục các công trình theo hướng vô cơ như thuyết cacbon kim loại của Menđeleep 1877 thế nhưng chính ông cũng thừa nhận dầu mỏ Baku thuộc nguồn gốc hữu cơ. Hiện nay đa số các nhà khoa học đều cho rằng dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ. Thuyết này dựa trên cơ sở nhiều kim loại dầu mỏ có chứa chất của nitơ như clorophin hemin cũng như các hiđrocacbon hoạt động quang học. Điều này chứng tỏ dầu lửa không thể chịu tác dụng của nhiệt độ trên 2500C. Như vậy dầu mỏ được tạo thành từ động vật hoặc thực vật tích luỹ lâu ngày nằm sâu dưới đáy đại dương đầm hồ ở dạng bùn và chịu tác dụng của vi khuẩn trong điều kiện thiếu không khí. Hội nghị Quốc tế về Hoá dầu ở Matxcơva năm 1958 cũng phải công nhận sự song song tồn tại của hai giả thuyết vô cơ và hữu cơ .