Tham khảo tài liệu chẩn đoán tiếng phanh kêu 2 , kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chẩn đoán tiếng phanh kêu Nhằm tránh những tác động mài mòn liên hoàn giữa các thiết bị, bạn nên kiểm tra độ dày vật liệu ma sát trên đĩa phanh. Tiếp theo là tìm xem có dầu hoặc mỡ bôi trơn trên má phanh, đĩa có bị cong vênh hay không, các dây dẫn có bị đứt. Những má phanh bị ướt hay piston bị dính dầu cũng là dấu hiệu không tốt. Nếu có gỉ sắt hay xuất hiện sự ăn mòn trên các chi tiết phanh, có thể piston bị kẹt. Ngoài ra, má phanh không bằng phẳng xuất phát từ việc một trong các piston bị kẹt, đẩy má phanh với lực không đều khiến thời gian tiếp xúc với đĩa khác nhau ở từng vị trí. Nếu những tiếng rít chỉ xuất hiện khi đĩa phanh nóng nghĩa là phanh hoạt động bình thường. Trong trường hợp tiếng kêu xuất hiện nhiều khi vừa đạp chân phanh và kéo dài trong suốt giai đoạn đó, chứng tỏ má phanh chuyển động và rung cùng đĩa. Chỉnh mối liên kết giữa má với bộ giảm xóc có thể khắc phục hiện tượng trên. Má giảm rung được làm từ vật liệu sợi và được gắn vào phía sau má phanh. Trên bộ phận này có các vòng lò xo ở giữa. Trên lý thuyết, vòng lò xo này và má sẽ làm miếng đệm chống rung và tạo nên khoảng hở đủ lớn để giảm hay loại bỏ hoàn hoàn sự dao động. Giải pháp khác để loại hiện tượng má phanh rung là phủ hợp chất chống kêu, có thể dưới dạng hạt mịn hoặc lỏng. Đây là vật liệu polymer chịu nhiệt, đi vào phía sau má để làm đệm. Bạn cần phải đảm bảo rằng chỉ áp dụng cách này cho những thành phần tiếp xúc với piston. Một lựa chọn khác để giảm rung là sử dụng tấm cách mỏng, chịu nhiệt độ cao và áp dụng cho các vùng được chỉ định sử dụng hợp chất chống kêu. Giải pháp này không thực sự hiệu quả nhưng nó dễ thực hiện hơn là việc thay má phanh. Trừ khi bạn đang vội đi hoặc muốn giải quyết nhanh thì hãy sử dụng phương pháp thứ 3, còn lại hãy lựa chọn 2 phương pháp trên.