Hỏng hóc cần gạt nước và cách khắc phục

Dù đơn giản nhưng cần gạt nước đóng vai trò quan trọng cho an toàn khi lái. Những hỏng hóc chủ yếu của bộ phận này nằm ở lưỡi cao su tiếp xúc với kinh như hóa rắn, vỡ, nứt. | Hỏng hóc cần gạt nước và cách khắc phục Đăng lúc: 4/7/2006, 22:24GMT+7 Dù đơn giản nhưng cần gạt nước đóng vai trò quan trọng cho an toàn khi lái. Những hỏng hóc chủ yếu của bộ phận này nằm ở lưỡi cao su tiếp xúc với kính như hóa rắn, vỡ, nứt. Thông thường, các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng. Theo ghi nhận, khoảng 20% số tai nạn xảy ra do lái xe không quan sát rõ các tình huống trên đường vì kính chắn gió bị bẩn hay bị mờ hơi nước. Tại thời điểm công bố kết quả nghiên cứu, 50% số cần gạt có tuổi thọ quá quy định. Thông thường, bạn cần kiểm tra 6 tháng một lần và nên thay mới cần gạt khi khả năng làm khô bị yếu. Trong khi đó, các hãng sản xuất xe khuyến cáo nên thay cần gạt sau 12-18 tháng sử dụng. Kiểu cần gạt trên chiếc Toyota FJ Cruiser. Ảnh: Chẩn đoán Bạn có thể phát hiện ra hỏng hóc của cần gạt nước từ những dấu hiện khi nó hoạt động. Đầu tiên là hiện tượng cần gạt có sinh ra tiếng kêu hay không. Thông thường, tiếng kêu xuất phát từ ma sát giữa lưỡi cao su và kính. Nếu không được khắc phục, nó sẽ tạo nên những vết xước làm đọng nước trên bề mặt. Tiếp theo, trường hợp cần bị rung chứng tỏ lớp cao su bị hỏng hay quá trình lắp cần vào trục không đúng cách. Nếu quỹ đạo của cần gạt tạo nên những dải dẹt, mỏng là triệu chứng lưỡi cao su bị nứt hoặc hóa cứng, còn nếu có hình ren cửa chứng tỏ lưỡi cao su quá cong. Trên mặt kính chắn gió xuất hiện làn sương mỏng khi cần gạt đi qua có nguyên nhân do lưỡi cao su chứa dầu hoặc bụi bẩn trên đường. Bên cạnh đó, lưới cao su quá mòn thường bị nứt, gãy còn trong trường hợp bạc màu chứng tỏ đã hóa cứng. Các loại lưỡi cao su Hiện tại, có rất nhiều loại lưỡi đang được sử dụng và ngày càng có thiết kế cho hiệu quả, thích hợp với các điều kiện khác nhau như: Lưỡi tiêu chuẩn, sử dụng cho tất cả các mùa và trong mọi điều kiện thời tiết. Loại lưỡi này đặt điều kiện giá lên hàng đầu nên khá rẻ. Loại lưỡi thứ hai mang tính chất khí động học. Trên đường cao tốc với vận tốc lớn, lưỡi cao su thường bị nâng lên khỏi kính và hầu hết các loại lưỡi đều được thiết kế để thoát khí theo một kênh riêng để cao su vẫn tiếp xúc với kính. Những loại cần gạt này trang bị cánh gió để gia tăng lực ép xuống. Trong khi đó, một vài loại được thiết kế có màu riêng và chứa nhiều lưỡi khác nhau để đảm bảo có ít nhất một lưỡi tiếp xúc. Lưỡi công nghệ cao: Các hãng sản xuất thường cho thêm chất phụ gia vào cao su để tăng tính năng và tăng tuổi thọ, giảm ma sát và tránh tác động của ozon, tia tử ngoại và các chất độc khác. Một số hãng còn sử dụng loại polyme teflon nhằm giảm ma sát và cần gạt hoạt động mềm mại, hiệu quả và tránh mài mòn. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất còn gắn thêm bộ hiển thị độ mòn. Khi lưỡi cao su chuyển từ đen sang vàng, chứng tỏ nó đã bị hỏng. Thay thế Bạn có thể chọn cách thay thế toàn bộ cần gạt hoặc chỉ thay lưỡi cao su. Tùy thuộc từng loại, các tài xế có thể tự thay lưỡi tuy nhiên, cần chú ý điều kiện kích thước của chúng cần phải đồng nhất. Rất nhiều cần gạt được bán độc lập, nhưng lời khuyên của các chuyên gia là thay thế cả cần và lưỡi cao su. Đối với hầu hết các loại xe du lịch, độ dài cần gạt nằm trong khoảng 406- 533 mm. Không bao giờ được thay loại cần gạt có kích thước khác loại đang sử dụng. Nếu cần, bạn nên đưa loại đang sử dụng ra để so sánh kích thước với chiếc mới mua.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    15    4    25-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.