Chúng ta – những tác giả và độc giả của trường ca Việt Nam – dường như thường ở tâm trạng: “Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!” “Từ thời niên thiếu, tôi đã có một ham muốn mãnh liệt hơn hết thảy: Hiểu và giải thích được bất cứ những gì tôi quan sát thấy; Nghĩa là sắp xếp được tất cả những dữ kiện vào các định luật phố quát nào đó.” | Tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam Đô Quyên Chúng ta - những tác giả và độc giả của trường ca Việt Nam - dường như thường ở tâm trạng Thức dậy con khủng long trường ca vẫn còn đó Từ thời niên thiếu tôi đã có một ham muốn mãnh liệt hơn hết thảy Hiểu và giải thích được bất cứ những gì tôi quan sát thấy Nghĩa là sắp xếp được tất cả những dữ kiện vào các định luật phố quát nào đó. Charles Darwin Sau khi đưa ra luận điểm trào lưu trường ca Việt Nam như là một trường phái sáng tác chúng tôi đã cho đăng trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước trong đó có danh sách TÁC GIẢ TRƯỜNG CA VIỆT NAM với các cập nhật của nửa năm qua. Sang bước tiếp theo xin được công bố danh sách TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM. Bài này gồm 4 phần Phần I Lời dẫn của Trần Thiện Khanh Phần II Quan niệm về tính trường ca và việc lập danh sách tác giả tác phẩm trường ca Việt Nam Phần III Các danh sách tác giả tác phẩm trường ca Việt Nam Phần IV Lời tạm kết - Thức dậy con khủng long trường ca vẫn còn đó I. LỜI DẪN CỦA TRẦN THIỆN KHANH Đỗ Quyên và trường ca Việt Nam Trường ca là một thể loại có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hiện đại. Thế nhưng sự quan tâm đến nó cả ở phương diện văn học sử lẫn lí luận thể loại lại có phần muộn mằn lẻ tẻ. Cho đến nay mới chỉ có Tuyển tập trường ca Nxb. Quân đội nhân dân 1997 là cung cấp được cho độc giả một cái nhìn tập trung về văn bản thể loại này. Trong Lời nói đầu của tuyển tập đó các tác giả biên soạn nhận định Trường ca là thể loại chiếm tỉ lệ nhỏ . mười trường ca được tuyển chọn trong cuốn này . là những trường ca tiêu biểu cả về nội dung lẫn hình thức cũng như bối cảnh lịch sử tác phẩm ra đời . Như vậy số lượng trường ca được chú ý ở đây còn ít lại chủ yếu là các trường ca sáng tác trong khoảng 30 năm tính từ Bài thơ Hắc Hải 1955 của Nguyễn Đình Thi đến Gọi nhau qua vách vúi 1987 của Thi Hoàng. Vùng trường ca đến nay vẫn còn nhiều chỗ trống cần có người tâm huyết lục khảo lại chọn tuyển công phu hơn nhất là thể hiện được .