Tham khảo tài liệu 'quản lý kinh tế đổi mới nhà nước phần 10', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | thành lập DNNN mà nên tập quyền vào Chính phủ. DNNN là công cụ quản lý của Chính phủ được dùng phới hợp với hệ thống đa công cụ. Do đó phải để Chính phủ quyết định việc xây dựng DNNN thì hệ thống công cụ mới đồng bộ. Xây dựng DNNN là cơ hội nảy sinh tham nhũng. Do đó càng phân quyền càng dễ sơ hở là cơ hội cho tham nhũng phát triển. -Bãi bỏ quyền quyết định thành lập DNNN của Bộ trưởng và Chủ tịch Tỉnh - Thành phố TW. Hai cấp này không thể là cấp quyết định thành lập DNNN mà chỉ làm chức năng sau đây Chủ tịch Tỉnh-Thành phố TW nêu đề nghị lên Chính phủ xin thành lập DNNN với tính chất là sáng kiến thành lập DNNN. Bộ trưởng là cơ quan tham mưu cho Chính phủ có hai nhiệm vụ Sáng kiến thành lập DNNN. Tham vấn cho Chính phủ xem xét các sáng kiến của Chủ tịch Tỉnh-Thành phố TW đưa lên -Định lại tiêu chí DNNN hoạt động công ích Pháp luậthiện hành về DNNN đã chia DNNN thành hai loại sau đây DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích. Cách chia này nhằm mục đích giúp Nhà nước có thể áp dụng các thể chế quản lý sát hợp nhất đối với mỗi DNNN. Nhưng trên thực tế đã cho thấy có rất ít DNNN thuần tuý làm nhiệm vụ công ích nhiều DNNN vừa hoạt động có tính công ích vừa hoạt động có tính kinh doanh. Công tác QLNN đối với DNNN khó tách bạch phần hoạt động công ích và phần hoạt động kinh doanh của DNNN để vận dụng các quy định quản lý phù hợp với các DNNN đó. Vì thế nhiều DNNN đã cố tìm cách để được xếp vào nhóm DNNN công ích nhằm được hưởng cơ chế ưu đãi của Nhà nước. Điều này hạn chê tác dụng của Luật. -Định rõ cơ chê tài chính đối với DNNN công ích Hiện nay Nhà nước mới chỉ quy định phân chia DNNN thành hai loại kinh doanh và công ích chứ chưa quy định rõ chế độ trách nhiệm tài chính đối với DNNN công ích. Có người mong muốn rằng DNNN công ích được thực chi thực thanh. Tức là cứ hoạt động công ích đi tốn phí bao nhiêu sẽ được ngân sách nhà nưóc thanh toán hết. Cũng nhiều người cho rằng tuy DNNN công ích có nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm số lượng chất lượng dịch vụ công .