Bất chấp hình ảnh không thân thiện với môi trường của nó, năng lượng hạt nhân vẫn nhất định quay trở lại chương trình năng lượng của thế giới do nhu cầu cắt giảm sự phát thải cacbon dioxit. Paul Norman, Andrew Worrall và Kevin Hesketh mô tả cách mà thế hệ kế tiếp của các nhà máy điện hạt nhân sẽ sạch hơn và hiệu quả hơn bao giờ hết. | Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân Bất chấp hình ảnh không thân thiện với môi trường của nó năng lượng hạt nhân vẫn nhất định quay trở lại chương trình năng lượng của thế giới do nhu cầu cắt giảm sự phát thải cacbon dioxit. Paul Norman Andrew Worrall và Kevin Hesketh mô tả cách mà thế hệ kế tiếp của các nhà máy điện hạt nhân sẽ sạch hơn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Sự ấm lên toàn cầu có nguồn gốc ở một trong những ý tưởng cơ bản nhất của nền vật lí học Newton không có tác dụng nào mà không có phản tác dụng. Nói đơn giản chúng ta không thể cứ tiếp tục bơm cacbon dioxit và các chất độc hại khác sinh ra từ sự cháy của nhiên liệu hóa thạch vào môi trường của chúng ta mà không phải gánh chịu hậu quả. Các nhà khoa học môi trường đã cảnh báo vấn đề này nhiều lần nhưng chỉ đến bây giờ chính quyền các nước mới có sự lưu tâm thích đáng tới vấn đề. Sự biến đổi khí hậu do con người tạo ra là một trong những đe dọa lớn nhất đến bộ mặt hành tinh của chúng ta và người ta ước tính nó là nguyên nhân gây ra hơn cái chết trên thế giới mỗi năm do hạn hán lũ lụt và mùa màng thất bát. Nhưng việc giải quyết sự ấm lên toàn cầu mà chúng ta đối mặt là một bài toán nan giải. Các nhiên liệu hóa thạch cung cấp ít nhất là 85 tổng nhu cầu năng lượng của chúng ta từ điện sử dụng trong nhà chúng ta cho tới việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa và nguồn cung thực phẩm cho chúng ta. Các nguồn năng lượng có thể hồi phục như các nguồn khai thác Mặt Trời gió và sóng biển có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch nhưng tính chất không chắc chắn của chúng và thường có công suất thấp nên chúng chỉ có thể cung cấp một phần nhỏ cho bài toán năng lượng. Thật vậy đa số các dạng năng lượng có khả năng hồi phục đều có sự tác động đến môi trường đáng kể của riêng chúng - ví dụ như làm biến đổi cảnh quan hoặc gây nguy hiểm cho cuộc sống hoang dã. Chúng cũng yêu cầu các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch phải sẵn sàng hoạt động khi công suất ra thấp ví dụ như khi các tuabin gió