Phản ứng ôxi hoá - khử là loại phản ứng xảy ra cùng với sự thay đổi số ôxi hoá của các nguyên tử có mặt trong thành phần của hợp chất tham gia phản ứng. Trong phản ứng oxi hoá khử đồng thời xảy ra hai quá trình sự oxi hoá và sự khử. Sự ôxi hoá một chất là làm cho chất đó mất electron. | Chương 9 PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ VÀ ĐIỆN HOÁ . PHẢN ỨNG ÔXI HOÁ KHỬ. CẶP ÔXI HOÁ - KHỬ Phản ứng ôxi hoá - khử là loại phản ứng xảy ra cùng với sự thay đổi số ôxi hoá của các nguyên tử có mặt trong thành phần của hợp chất tham gia phản ứng. Trong phản ứng oxi hoá khử đồng thời xảy ra hai quá trình sự oxi hoá và sự khử. Sự ôxi hoá một chất là làm cho chất đó mất electron. Chất mất electron gọi là chất khử. Các chất khử quan trọng như kim loại đặc biệt là kim loại kiềm và kiểm thổ các chất khí như H2 CO và các ion như I- S- H-. Sự khử một chất là làm cho chất đó nhận electron. Chất nhận electron là chất ôxi hoá. Các chất ôxi hoá quan trọng thường gặp như các hợp chất đơn giản F2 Cl2 Bv2 I2 O2 S. các axít H2SO4 HNO3 HClO HClO3 HClƠ4. các muối KMnO4 K2C2O7 KClO3. các anhyđrit oxit và peôxit CrO3 Mn2O7 PbO2 MnO2 H2O2 Na2O2. và các ion kim loại chuyển tiếp Fe3 Au3 Cu2 . . THẾ ÔXI HOÁ KHỬ TRONG DUNG DỊCH. THẾ TIÊU CHUẨN Thực tế cho thấy rằng khả năng oxi hoá của các chất ôxi hoá và khả năng khử của các chất khử là rất khác nhau. Một hợp chất hoá học có thể dễ dàng bị ôxi hoá bởi chất ôxi hoá này nhưng hoàn toàn không bị ôxi bởi chất khác. Điều này được giải thích bởi sự khác nhau về khả năng cho hoặc nhận electron của chất khử hoặc chất ôxi hoá. Để định lượng khả năng cho hoặc nhận electron của chất khử hoặc ôxi hoá người ta dùng thể tiêu chuẩn ôxi hoá khử. . Thế điện cực Nếu ta nhúng một thanh kim loại ví dụ Zn vào nước sạch thì các ion trên bề mặt kim loại sẽ bị hyđrat hoá và đi vào nước. Kim loại bị hoà tan M mH2O Mn .mH2O ne 106 Kết quả là electron chứa trong kim loại dư kim loại tích điện âm nước chứa cation kim loại tích điện dương và do đó làm xuất hiện một lực hút tĩnh điện trên ranh giới giữa kim loại và chất lỏng hình . Người ta nói ở đây xuất hiện một lớp điện tích kép và hiệu điện thế trên bề mặt này được gọi là thế điện cực. Hình Sơ đồ hoà tan ion kim loại bằng sự hyđrat hoá a và sự xuất hiện thế điện tích kép b . Nguyên tố ganvani Sự .