Tôn tử binh pháp trong quản lý

Cái hồn của binh pháp Tôn Tử nằm trong mưu lược. Tôn Tử nói: “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thế nên bách chiến thắng cũng chưa phải là cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không còn đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt” | Tôn Tử nói: “Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận, ấy là nhờ thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh tướng giỏi dùng bình sẽ biết biến hóa tác chíen như trời đất không bao giờ cùng đường, sông biển không bào giờ cạn nước. Như mặt trăng với mặt trời, lặn rồi lại mọc, như bốn mùa thay đổi, qua rồi lại đến. Âm nhạc cũng không quá năm thanh âm nhưng biến hóa khôn lường, nghe sao cho hế được sắc màu cũng chỉ có năm màu, những biến hóa nhìn sao cho tận, vị bất quá cũng chỉ có năm vị những hbiến hóa nếm sao cho đủ. Chiến thuật cũng chỉ có kỳ và chính, nhưng biến hóa của kỳ và chính là cùng vô tận. Kỳ chính chuyên hóa lẫn nhau như vòng tròng không có thời điểm cũng không có kết thúc ai có thể biết được?”. Tư tưởng Tôn Tử và Kinh Dịch gặp nhau ở điểm này. Thuyết âm dương của Kinh Dịch trong âm có dương, trong dương có ấm, âm thịnh dương suy. Âm dương biến hóa khôn lường mà thành ra vũ trụ, mà lý giải được quy luật vận hành của vạn vật. Vạn sự đều khởi nguồn từ những nguyên tố cơ bản. Hiểu được những nguyên tố cơ bản và quy luật biền hóa của nó là có thể lý giải được mọi sự việc.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.