Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đầu tiên về hoá học bao gồm hệ thống khái niệm cơ bản, định luật, học thuyết và một số chất hoá học quan trọng. Đó là: - Khái niệm về chất, mở đầu về cấu tạo chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, về phản ứng hoá học và biến đổi của chất trong phản ứng hoá học. - Khái niệm về biển diễn định tính, định lượng của chất và phản ứng hoá học là công thức hoá học, phương trình hoá học,. | - Phương pháp dạy học đặc trưng của môn HH được chú ý thể hiện trong SGK HH lớp 9. Tính chất HH của chất, qui luật biến đổi HH, một số định luật, khái niệm . được khái quát, hệ thống trên cơ sở những hiện tượng HH cụ thể, những thí nghiệm được thực hiện, nghiên cứu, mô tả trong SGK. Các thí nghiệm trong SGK HH lớp 9 lựa chọn theo nguyên tắc thí nghiệm được thực hiện bằng các dụng cụ, phương pháp đơn giản nhất, bảo đảm mức độ thành công cao nhất, khả thi nhất để GV và HS có thể thực hiện được trong điều kiện của trường THCS Việt Nam. Các thí nghiệm có thể do GV thực hiện hoặc tổ chức cho HS thực hiện. Mỗi thí nghiệm phần lớn được trình bày theo trình tự: cách thực hiện, hiện tượng quan sát được, nhận xét, giải thích, phương trình hoá học của phản ứng. Từ các thí nghiệm, hiện tượng, rút ra kết luận và tính chất của chất. Thí dụ, bài 17 “Dãy hoạt động hoá học của kim loại”, trả lời câu hỏi: Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào ? SGK dùng 4 cặp thí nghiệm đối chứng (3 thí nghiệm do HS thực hiện, 1 thí nghiệm do GV thực hiện) để rút ra nhận xét có tính chất bắc cầu: Natri hoạt động hơn sắt, sắt hoạt động hơn đồng, đồng hoạt động hơn bạc, sắt hoạt động mạnh hơn hiđro, đồng hoạt động yếu hơn hiđro. Từ đó rút ra kết luận: Sắp xếp Na, Fe, H, Cu, Ag. Sau đó mở rộng cho dãy hoạt động hoá học của một số kim loại. ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại được nêu ngắn gọn (6 dòng) dễ nhớ, dễ hiểu.