Người thầy thuốc theo Bác Hồ về nước Trong những ngày lễ lớn, trên vô tuyến truyền hình, thường chiếu lại những phim tư liệu lịch sử. Đoạn phim có hình Bác Hồ cùng phái đoàn của ta từ Pháp trở về nước năm 1946 sau Hội nghị Phông-ten-nơ-blô: khi Bác bước lên cầu thang của một tàu biển quân sự của Pháp, có một người cao, gầy đi liền sau Bác, đó là bác sĩ Trần Hữu Tước, một chuyên gia Tai Mũi Họng (TMH), một Việt kiều ở Pháp. Bác sĩ Trần Hữu Tước sinh ngày 13/10/1913. | TRẦN HỮU TƯỚC GIÁO SƯ BS TRẦN HỮU TƯỚC 1913-1983 Người thầy thuốc theo Bác Hồ về nước Trong những ngày lễ lớn trên vô tuyến truyền hình thường chiếu lại những phim tư liệu lịch sử. Đoạn phim có hình Bác Hồ cùng phái đoàn của ta từ Pháp trở về nước năm 1946 sau Hội nghị Phông-ten-nơ-blô khi Bác bước lên cầu thang của một tàu biển quân sự của Pháp có một người cao gầy đi liền sau Bác đó là bác sĩ Trần Hữu Tước một chuyên gia Tai Mũi Họng TMH một Việt kiều ở Pháp. Bác sĩ Trần Hữu Tước sinh ngày 13 10 1913 trong một gia đình trung lưu tại làng Bạch Mai xã Hoàn Long tỉnh Hà Đông nay thuộc quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội là một trong những học sinh Việt Nam xuất sắc nhất của trường Trung học An-be Sa-rô Albert Sarraut vào đầu thập kỷ 30. Ông được gửi sang Pháp học và thi đậu vào trường Đại học Y khoa Paris. Từ thời niên thiếu ông có hoài bão trở thành bác sĩ vì ông đã đau xót nhìn thấy đồng bào mình trong đó có những người cháu ruột thịt bị chết vì bệnh tật do thiếu thốn thuốc men phương tiện chẩn đoán điều trị ở một nước thuộc địa. Ông cũng đã chọn chuyên ngành Tai mũi họng mà theo ông chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam. Bảo vệ luận án bác sĩ y khoa xuất sắc năm 1937 ông được giữ lại làm trợ lý cho giáo sư Tai mũi họng danh tiếng thời đó ông Lơ-mi-e. Với đôi tay khéo léo lại được đào tạo tại một trường Đại học Y khoa vào loại tốt nhất thế giới chẳng bao lâu ông đã được nhiều bệnh viện mời hợp tác. Giữa lúc đó nổ ra cuộc Đại chiến thế giới lần thứ II. Ông nhanh chóng xác định được chỗ đứng của mình tham gia vào hàng ngũ những người kháng chiến yêu nước Pháp chống lại quân Đức. Ông có ngờ đâu rằng những ngày tháng ở chiến trường kháng Đức đó đã giúp cho ông bao nhiêu kinh nghiệm để sau này ông phục vụ cho chính đồng bào mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Với sẵn có lòng yêu nước thương dân một dịp may đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của ông đó là việc Bác Hồ cùng phái đoàn ta sang Pháp đàm phán năm 1946. Từ bỏ ngay lập tức mọi cám dỗ vật chất ở kinh đô ánh sáng với