Tham khảo tài liệu 'tình hình kinh tế ở các thế kỷ xvi – xviii', tài liệu phổ thông, lịch sử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được. 1. Kiến thức - Đất nước có nhiều biến động song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển. - Lãnh thổ đàng trong mở rộng tạo nên một vựa thóc lớn góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội. - Kinh tế hàng hoá do nhiều nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị. - Từ nửa sau thế kỷ XVIII kinh tế cả 2 Đàng đều suy thoái. Song sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở các thế kỷ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội. 2. Tư tưởng - Giáo dục ý thức về tính 2 mặt của kinh tế thị trường từ đó biết định hướng về các tác động tích cực. - Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến. 3. Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích liên hệ thực tế. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh bản đồ Việt Nam có ghi địa danh và vị trí các đô thị. - Một số nhận xét của thương nhân nước ngoài về kinh tế Việt Nam hay về các đô thị Việt Nam. III. TIếN TRÌNH Tổ CHỨC DạY - HọC 1. Kiểm tra bài cũ - Vẽ sơ đồ Nhà nước Đàng Trong và Đàng Ngoài so sánh. 2. Mở bài Từ thế kỷ XVI đất nước có nhiều biến động lớn song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên về kinh tế Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Để thấy được ở các thế kỷ XVI -XVIII kinh tế Đại Việt phát triển như thế nào Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó chúng ta cùng học bài 22. 3. Tổ chức dạy học bài mới Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1 Cả lớp - Cá nhân - GV trước hết GV giúp HS nắm được tình hình nông nghiệp từ cuối XVI đến nửa đầu XVIII Do ruộng đất càng tập trung trong tay địa chủ quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực nội chiến phong kiến liên miên đã làm cho nông nghiệp kém phát triển mất mùa đói kém thường xuyên. - GV trình bày tiếp Từ nửa sau thế kỷ XVII khi tình hình chính trị ổn