Quản trị đa nhãn hàng Đêm đầu tiên công tác ở New York, tôi gọi điện cho cậu bạn “nối khố” đã theo gia đình đến định cư ở Mỹ nhiều năm: “Tao đang ở Marriott, nếu rảnh thì ghé dẫn tao đi thăm thú New York về đêm xem sao”. Bạn tôi hào hứng hỏi ngay: “Mới qua hả? Okie, đến liền. Marriott nào?” Thì ra, ở khu trung tâm của các thành phố lớn khắp thế giới, Marriott mở nhiều khách sạn đa dạng. Đó có thể là Courtyard, chuyên dành cho du khách giàu có hoặc doanh nhân, với bàn. | Quản trị đa nhãn hàng Đêm đầu tiên công tác ở New York tôi gọi điện cho cậu bạn nối khố đã theo gia đình đến định cư ở Mỹ nhiều năm Tao đang ở Marriott nếu rảnh thì ghé dẫn tao đi thăm thú New York về đêm xem sao . Bạn tôi hào hứng hỏi ngay Mới qua hả Okie đến liền. Marriott nào Thì ra ở khu trung tâm của các thành phố lớn khắp thế giới Marriott mở nhiều khách sạn đa dạng. Đó có thể là Courtyard chuyên dành cho du khách giàu có hoặc doanh nhân với bàn làm việc lớn trong các phòng sang trọng. Hoặc có thể là Residence Inn chuyên dành cho gia đình hoặc nhóm bạn ở trọ lâu với phòng rộng có gian bếp riêng. Nhờ vậy nhiều Marriott có thể ở trên cùng một dãy phố luôn kín khách mà chẳng hề đụng nhau. Bí quyết của chuỗi khách sạn toàn cầu này là khéo léo quản lý các nhãn hàng khác nhau. Phân loại khách hàng và xác định ưu tiên Marriott thành công là nhờ biết phân chia khách trọ thành những nhóm khác nhau về nhu cầu. Sau đó họ mới gây dựng đa dạng các nhãn hàng và chỉ giữ lại điểm chung cốt lõi là thương hiệu lớn bảo đảm chất lượng cao. Các chuyên gia gọi đó là nghệ thuật kiến trúc đa nhãn hàng . Theo Ted Fabella giám đốc công ty tư vấn thương hiệu Molecule cần xác định khách hàng mục tiêu cho mỗi nhãn hàng. Nếu doanh nghiệp hấp tấp mở nhiều nhãn hàng trong khi chính bản thân mình không xác định được khách hàng mục tiêu cho mỗi nhãn hàng hoặc không phân biệt được tại sao khách chọn nhãn hàng này thay vì nhãn hàng kia thì chẳng khác nào ném tiền qua cửa sổ. Nói cách khác điều đầu tiên trong nghệ thuật quản trị đa nhãn hàng là hiểu rõ bối cảnh cạnh tranh giữa những nhãn hàng của mình. Marriott không chỉ biết mình cần làm gì mà còn hiểu mình nên tránh gì. Chẳng mấy ai biết Marriott sở hữu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Roy Rogersin từ năm 1968 - 2002. Cũng coi như một nhãn hàng con nhưng sao Marriott lại hắt hủi nó Allen Schiffenbauer trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty tư vấn quốc tế Brand Consultancy giải thích Marriott đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát để tìm ra .