Xử lý nước thải bằng than hoạt tính I. LÝ THUYẾT : 1. Mục đích : • Giúp cho sinh viên làm quen với phương pháp hấp phụ trong xử lý nước thải . • Đánh giá khả năng hấp phụ phẩm màu trên than hoạt tính qua các thông số : i. Đại lượng hấp phụ q ( g phẩm màu / g than hoạt tính ) ii. Hệ số phân phối phẩm màu trong các pha k • Xây dựng đường cân bằng hấp phụ phẩm nhuộm trên than hoạt tính . • Xác định hiệu quả của quá trình. | Xử lý nước thải bằng than hoạt tính I. LÝ THUYẾT 1. Mục đích Giúp cho sinh viên làm quen với phương pháp hấp phụ trong xử lý nước thải . Đánh giá khả năng hấp phụ phẩm màu trên than hoạt tính qua các thông số i. Đại lượng hấp phụ q g phẩm màu g than hoạt tính ii. Hệ số phân phối phẩm màu trong các pha k Xây dựng đường cân bằng hấp phụ phẩm nhuộm trên than hoạt tính . Xác định hiệu quả của quá trình xử lý một bậc . 2. Cơ sớ lý thuyết của phương pháp hấp phụ Hấp phụ các chất bẩn hoà tan là kết quả của sự di chuyển phân tử của những chất đó từ nước vào bề mặt chất hấp phụ dưới tác dụng của lực hút bề mặt. Phân loại Theo bản chất hấp phụ Hấp phụ vật lý chỉ là tác dụng tương hỗ giữa những phân tử chất rắn hoà tan với nhữmg phân tử nước. Hấp phụ hoá học quá trình hấp phụ chất khí hoặc lỏng lên bề mặt chất hấp phụ có kèm theo phản ứng hóa học . Theo điều kiện tiến hành hấp phụ người ta phân thành hai kiểu hấp phụ Hấp phụ trong điều kiện tĩnh là không cho sự chuyển dịch tương đối của phân tử nước so với phân tử chất hấp phụ mà chúng cùng chuyển động với nhau. Biện pháp thực hiện là cho chất hấp phụ vào nước và khuấy trộn trong một thời gian đủ để đạt trạng thái cân bằng nồng độ. Tiếp theo cho lắng hoặc lọc để giữ chất hấp phụ lại và tách nước ra. Hấp phụ trong điều kiện động là có sự chuyển động tương đối của phân tử nước so với phân tử chất hấp phụ. Đánh giá quá trình hấp phụ Để đánh giá lực hấp phụ người ta dùng chỉ tiêu giảm năng lượng hấp thụ tự do khi thực hiện hấp phụ một chất trong điều kiện tiêu chuẩn tức là dung dịch cực loãng. Năng lượng hấp phụ tự do AFhp được biểu thị bằng kcal mol. Những chất có AFhp càng lớn thì khả năng hấp phụ càng mạnh và sẽ đẩy những chất có AFhp nhỏ hơn khỏi bề mặt chất rắn. Do đó nếu cho nước thaỉ chứa nhiều loại chất bẩn lọc qua lớp vật liệu hấp phụ thì các chất có AFhp nhỏ hơn sẽ xuất hiện ở nước lọc sớm hơn. Nếu các chất có AFhp như nhau thì đồng thời một lúc sẽ xuất hiện trong nước lọc. Các chất kỵ nước sẽ hấp phụ tốt hơn so với .